Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

MỐI thức ăn bổ dưỡng cho HỌA MI (cùng 1 số loài chim khác)

Mối chúa và đàn mối (St internet)Trong tự nhiên diệt mối đóng 1vai trò là chuỗi mắt xích thức ăn quan trọng của chim HM, vì mối hầu như có quanh năm trong rừng và làm tổ ở các cây mục lá rụng ẩm ướt hoặc những ụ đất và cả ở xác động vật thối rữa, cùng trên lãnh thổ địa bàn sinh sống của HM. Đây là nguồn t/ă giàu protein cho đ/vật hoang dã, trong đó có chim HM và các loài chim rừng khác. /:)
Đặc biệt chim HM kiếm mồi chủ yếu ở những quả đồi và ở tầng lá thấp hoặc trên mặt đất nên diệt mối là thực đơn thường xuyên của mi, ở mức độ và đk cho phép nó còn ăn nhiều về số lượng và thường xuyên hơn châu chấu cào cào và các thực phẩm khác nếu có mối thường xuyên. :-"

Diệt mối tận gốc tại hà nội

Kể cả HM nuôi non khi bắt ở rừng về nếu đc cho ăn mối cũng hăm hở ăn k biết chán và xử lí con mồi trc khi ăn rất sành sỏi như kỹ nghệ đã đc truyền vào gien sẵn rồi, rõ ràng nguồn t/ă mi bố mẹ kiếm về đút mớm sớm nhất cho mi non đầu tiên là mối, những ng bắt đc tổ mi non cũng thường thấy có nhiều cánh kiến vống và cánh mối. 8->
Hơn nữa mùa mi non nở là mùa mưa rào ẩm ướt, cây gỗ, rơm cỏ mục nát làm t/ă cho mối rất nhiều, nên mùa này mối cũng bay ra hàng đàn truy hoan động dục. Những con mối cánh to dài, mỏng vỗ cánh chập chờn bay đầy trên đồi hoang, lợi dụng nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và dư thừa này HM tranh thủ nạp năng lượng và bắt về nuôi con, mà chim mi non lại chủ yếu ăn côn trùng và sâu bọ là chủ yếu để nhanh lớn. :ar!
Cá nhân tôi có thgian rảnh rỗi đã thí nghiệm xúc 2 lượng châu chấu và mối nhiều = nhau cho HM ăn trong cùng 1 cóng thì thấy nó chỉ ăn mối còn để lại hoặc gắp châu chấu ra ngoài, nếu để nó đói thì nó ăn hết mối rồi mới miễn cưỡng ăn số châu chấu sau cùng còn nếu no rồi thì mối hết còn châu chấu sẽ chừa lại... Tất nhiên HM cũng rất khoái ăn ch chấu non, nhưng k thể thích bằng ăn mối đc. ~:>
Từ kinh nghiệm thực tế trên tôi kết luận rằng: Mối là thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong thực đơn của loài chim HM trong chuỗi thức ăn mà nó tìm kiếm và là nguồn dinh dưỡng thiết thực nhất duy trì thể lực khỏe mạnh của loài chim này trong 1 thời gian dài của 1 năm, bên cạnh đó còn là động lực chủ yếu trong mùa sinh sản để trong mùa sinh sản HM duy trì và phát triển bầy đàn. \m/
Ngoài ra theo quan sát và đúc kết của tôi thì diệt mối tận gốc cũng là nguồn thức ăn rất quan trọng của chòe than, chòe lủa, khiếu, chim khuyên và nhiều loài chim rừng khác... Thỉnh thoảng trở trời đi quét mối, tôi hay đụng chòe than, khuyên và nhiều chim k tên khác loăng quoang đi hôi mối vỡ tổ bay ra. (Trước kia vào mùa này cơ quan của tôi đóng trên 1 quả đồi có nhiều cây gỗ, đặc biệt có hàng phượng vĩ nhiều năm tuổi có cây vài ng ôm mới kín gốc, đặc biệt những quả phượng già rụng xuống mục nát đây là chỗ mối làm tổ rất nhiều vô kể khi lật lên chỗ nào cũng toàn là mối vét k kịp, thỉnh thoảng trở trời mưa to gió lớn như mấy hôm nay còn có những đàn kiến kềnh nứng tình bay rợp sân nhà con nào con nấy to như con mối và vàng ươm béo ngậy tôi quét hết vào, đôi khi chăm chỉ đc cả rổ, chim ăn vài 3 ngày k hết thì mang cho gà ăn, sau đó kinh nghiệm hơn tôi vét cả đất chỗ mối đùn tổ mang về thả lẫn cùng mối vào ở môi trường ẩm ướt nó vẫn sống nên để dành đc lâu hơn, còn với đk công nghệ bây giờ chắc có nhiều cách bảo quản tốt hơn thế, nhưng cách tôi làm có lẽ tiện dụng đơn giản nhất. :-s
Lúc đầu mới cho ăn tôi cũng dè chừng lắm vì sợ cho HM ăn nhiều nó ngộ độc hoặc nóng quá sinh bệnh, sau thấy nó ăn dữ quá nên thây kệ vì cũng thấy tiếc nguồn t/phẩm trời cho k mất 1 xu này. \m/
Ngoài ra tôi còn để ý bọn HM mộc là ăn tham nhất, có lẽ vẫn còn bản năng rừng và nguồn t/ă quen thuộc và mỗi khi nó ăn hết tôi xúc thêm t/ă thấy nó đứng im ít nhảy nhót hơn mắt hau háu nhìn vào mấy con mối tôi xúc đổ vào thế nên lợi dụng điều đó tôi tranh thủ luyện cho nó dạn ng bằng cách cho nó ăn = tay. :-B
Có 1 điều khá thú vị là lũ mi mộc khi gắp mối để ăn (lúc vắng vẻ), đặc biệt là ăn kiến kềnh nó k ăn ngay mà xoa xoa khắp mình mẩy : cả dưới cành+bụng và đuôi, nhìn như bôi cái gì đó tiết ra ở con kiến kềnh và mối, thực tình tôi cũng k rõ ng nhân nó làm vậy có tác dụng gi...??? Những con mi thuần ng vài năm thường mất bản năng đăc biệt và ngồ ngồ này, tuy nhiên hiện nay tôi đag nuôi giúp ô bạn 1 con HM mồi, mỗi khi cho nó ăn như kiến, mối, hoặc châu chấu cào cào nó chưa ăn ngay mà gắp con mồi xoa khắp mình mẩy nhìn rất tếu và kỳ lạ, tôi đoán rằng có lẽ ô này hay xách nó đi bẫy ở rừng nên t/ă cũ nó vẫn xơi thường xuyên, vì vậy mà k mất đi bản năng rừng tự nhiên hoang dại của nó, còn hành động kỳ lạ kiểu tạm gọi "tắm xác con mồi" tôi đồ rằng chủ ý của nó dùng hơi, hoặc hóc môn sinh sản gì gì đó tiết ra trong thời kỳ động dục của côn trùng nhằm đánh lừa, nhằm để lối cuốn côn trùng đến hoặc che giấu ngụy trang mùi của nó tránh cho bị đốt, nếu đúng vậy thì quả thật tiến hóa tạo cho chúng 1 khả năng thích nghi thiên nhiên thật tuyệt vời để đối phó trong mọi tình huống. :-B
Hôm nay cũng vậy cho nó ăn mối tôi cũng rình để quay video cảnh này up cho các bác xem và bình luận và cao kiến lý giải, nhưng nhờ mụ vợ cầm máy ảnh xử ló giup tiếc rằng ả lại để chế độ chụp nên hình ảnh chẳng minh họa giải quyết đc gì, vì nhìn k rõ, xin khất hẹn lần sau vậy. :(|)
Mối thì cũng có nhiều loài to nhỏ khác nhau, tất cả đều là món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng của HM nhưng các bác chú ý nhé: Nên cho HM ăn những con mối non in ít thôi vì thấy loại nàyHM nó ít có mà ăn, nhưng ngoài ra còn thấy rằng bọn choai choai này rất hung dữ cắn răng vào cái gì đến chết cũng k nhả hàm răng ra kể cả vặn cụt đầu, nên k biết nó có nhiều độc tố gì k? Chim lâu k đc ăn mối nên cho ăn số lượng vừa phải và theo dõi xem thái độ ăn, tốt nhất trươc khi cho chúng ăn mối nên cho mi ăn 1 chút t/ă cũ để "lót dạ" đã >còn :o)
Đây hình ảnh bọn chúng đây:
Mối chúa thì đắt lắm mà k biết có tác dụng gì k? vì trong tự nhiên HM làm sao mà có món này để xơi???
Loại mối có cánh là tốt nhất vì nó bay ra vì hứng tình nên đây là mối trưởng thành nhiều chất bổ, hơn nữa nó còn chứa rất nhiều hoóc môn sinh dục nên có giá trị tích cực hơn cả, cộng với nó đang chú ý kết tình ít hung dữ, k cắn lung tung nên chim ăn sẽ k ngại hàm răng sắc của nó.
Bác nào có đk, thời cơ + rảnh rôi thì k nên bỏ phí nguồn t/phẩm có giá trị này thì bắt về cho HM và các loài chim khác cùng ăn , mà vào mùa này nó cũng dễ kiếm nhất là hôm nào thời tiết đổi mùa và mưa gió, nó bay ra hàng đàn hay bu quanh và rớt xuống cột điện có đèn cao áp rồi rụng cánh bò lổm ngổm dễ băt k ấy mà, còn bác nào có ý định nuôi thay thế dế, sâu, châu chấu cào cào thì cũng tốt nhưng phải hết sức lưu ý đây là loài phá hoại đồ đạc số 1 = gỗ trong nhà... đấy.

Trên đây là tí ti kinh nghiệm còm chia xẻ với ace trên diễn đàn rồi sau đó CT tam ngừng viết lách vì có công chuyện phải hoàn thiện trong 1 thời gian dài dài. :^o:^o
Chúc BQT và ace trên d đ luôn vui vẻ khỏe mạnh và đoàn kết, chim chóc khỏe đẹp hót + nói nhiều, bay liệng giỏi!!! (*)

Chúc d đ CCVN ngày càng phát triển hoành tráng!!! hihii **==
 : http://dietcontrungmienbac.com
              http://dietcontrung114.weebly.com/

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Đổ xô lùng “sung dược”

                         Đổ xô lùng “sung dược”

 
Từ lâu, khu vực bán côn trùng ở chợ biên giới Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên - An Giang đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân địa phương và du khách vì được xem là nơi cung cấp “sung dược” giúp tăng “bản lĩnh” của cánh đàn ông. Để đáp ứng nhu cầu của quý ông và không ít quý bà, nhiều loài như ve sầu, bổ củi, mối chúa… ở vùng Bảy Núi đã và đang bị săn lùng theo kiểu tận diệt.
Ve sữa non cực thịnh 
Những cơn mưa đầu mùa trút xuống vùng Bảy Núi đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài côn trùng sinh sôi, phát triển. Không biết nghe ngóng ở đâu, vài người bạn của tôi ở TPHCM đã tìm xuống An Giang và nằng nặc đòi tôi dẫn đến các đại lý côn trùng ở chợ biên giới Tịnh Biên. “Nghe nói ở đó có nhiều hàng “độc”, công dụng hết sức tuyệt vời”- một người bạn tôi háo hức. Tôi vốn ngán những loài côn trùng kia nhưng vì chìu ý bạn nên đành dẫn họ đi.
Ve sữa non được xem là loài giúp “tăng cường sức mạnh đàn ông”
 
Tôi gọi điện thoại báo trước cho một người quen là anh N.C.L, chủ một “đại lý” côn trùng thuộc loại lớn ở khu chợ biên giới Tịnh Biên. L. đón chúng tôi ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên. Trên đoạn đường gần chục cây số từ Nhà Bàn ra chợ biên giới, tiếng ve sầu kêu vang dội. L. bảo mùa mưa đến, loài ve sầu bắt đầu lột xác réo gọi mùa hè đến. Khi còn nhỏ, ve chưa mọc cánh, mình tròn múp, căng đầy sữa và ẩn náu trong hang dưới lòng đất.
 diệt côn trùng
“Ve sữa non là đặc sản đang cực thịnh ở vùng Bảy Núi đó. Con nào con nấy tròn bóng, bụng đầy sữa non, mềm và ngọt, làm món chiên giòn hay chiên bột đều hết ý, “uy lực” tăng gấp đôi, gấp ba lần bình thường” - L. “ru” khách.
 
Chiếc ô tô vừa đỗ trước căn nhà tường ở khúc cua 15 thuộc thị trấn Tịnh Biên, anh L. đã hối thúc người trong nhà chuẩn bị đồ nghề đi lùng ve sữa. Từ trong nhà, một thanh niên tên Duy xách vội cây cuốc và chiếc thùng đựng nước đá ra khu vườn phía sau nhà. Vừa bước vào khu vườn, chúng tôi đã nghe tiếng ve kêu inh ỏi. Duy không đến nơi có tiếng ve kêu mà tìm những gốc cây xoài, mít có bóng râm mát mẻ. “Nơi đất tơi xốp, mềm thì ve mới đào hang ẩn náu”- Duy giải thích.
 
Duy dùng cuốc dọn đám lá khô quanh gốc cây xoài, để lộ ra những cái hang tròn cỡ ngón tay cái rồi bổ mạnh vài nhát, bứng đất lên. Lẫn trong lớp đất xốp mềm ấy là vài chú ve mập ú, tròn múp. L. thành thục tóm lấy những chú ve non bỏ vào thùng nước đá để ướp lạnh.
 
“Con ve này ở hang cạn là loại sắp trưởng thành nên mập hơn những con ở hang sâu. Sau khi được nở từ ấu trùng, ve sữa sẽ đào hang ở trong lòng đất độ một tuần rồi dần dần trồi lên mặt đất. Bởi vậy, muốn tìm ve sữa thì phải xới tung lòng đất lên mới bắt được”- Duy giải thích.
 
Nhìn mặt đất chi chít những hang ve, L. bảo phen này trúng đậm. Anh liên tục nhặt ve sữa cho vào thùng nước đá. Dường như đã quá quen thuộc với việc này, cứ 3 nhát cuốc là Duy lại lôi lên một chú ve non tròn múp. Hơn một giờ sau, chiếc thùng đựng nước đá nặng trịch, bên trong có cả trăm con ve sữa.
 
“Bây nhiêu đây dư sức chiên giòn, chiên bột lai rai bứt cả thùng Heiniken. Nếu chịu khó đào xới xung quanh những gốc cây mát mẻ, có đất xốp mềm thì còn bắt được nhiều hơn nữa. Dạo này mới vào mùa nên quán sá đặt hàng ve sữa dữ lắm, có bao nhiêu họ mua hết ráo. Rồi mấy cậu xem, chén xong sẽ thấy trong người “phơi phới” ngay cho coi”- L. hào hứng.
 
Mối chúa: “Đệ nhất sung dược”!

Trong lúc nhóm bạn tôi đang thích thú xơi ve sữa non chiên bột, anh L. lôi ra một chiếc hủ đựng những con vật trông như con sâu to bằng ngón tay cái, toàn thân trắng múp. Anh cho biết đó là mối chúa – “đệ nhất sung dược” trong các loài côn trùng ở vùng Bảy Núi. “Mối chúa là “thần dược” bổ dưỡng nhất của quý ông đó. Chỉ cần xơi một con mối chúa đã có thể cải thiện “chuyện ấy” ngay tức khắc” – L. quả quyết.
ruou.100127.jpg
Mối chúa được nhiều người xem là “đệ nhất sung dược” và săn lùng
Theo các “đại lý” côn trùng ở chợ biên giới Tịnh Biên, mối chúa loại trung bình (nhỏ hơn ngón tay) dùng ngâm rượu giá 40.000 đồng/con, loại nhỏ hơn từ 15.000 đến 20.000 đồng. Một hủ rượu  ngâm 10 con mối chúa ở đây được rao bán với giá 400.000 đồng. L. cho biết anh chuyên gom hàng từ cánh thợ săn côn trùng khắp vùng Bảy Núi. “Bổ nhất là ăn mối chúa sống, “chuyện ấy” có thể nói là muốn gì được đó” – L. quả quyết.

Tại vùng Bảy Núi, ông Tư Cương ở khu núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ sơn) là một thợ săn côn trùng chuyên nghiệp với hơn 10 năm trong nghề. Ông Cương biết rõ nơi nào trong ngọn núi này có tổ mối.
 diet moi
“Mối thường làm tổ ở chân và triền núi, ít khi trên đỉnh cao vì xa nguồn nước. Những nơi có mạch nước mát mẻ, đất xốp mềm là sẽ có tổ mối. Mỗi tổ mối có hàng ngàn con nhỏ li ti làm các nhiệm vụ kiếm mồi, xây tổ, chăm sóc, bảo vệ và cung phụng một con mối chúa. “Vua mối” chỉ có mỗi nhiệm vụ là sinh sản để duy trì nòi giống”- ông Cương tỏ ra am hiểu.
 
Dẫn chúng tôi men theo vạt rừng còn xanh dưới chân núi Dài Năm Giếng, ông Cương chỉ một gò mối to tướng: “Chắc chắn là có mối chúa to tướng trong đó”- ông Cương khẳng định rồi vung len đào thoăn thoắt. Khi đã chọc thủng được gò mối, ông Cương lôi ra chiếc tổ dành riêng cho mối chúa rồi dùng leng chẻ đôi khối đất. Bên trong, một con mối chúa to bằng ngón tay cái đang ngọ nguậy.
 
Chuyến đi săn mối chúa của ông Cương còn có 3 người khách lạ. Ông Cương cho biết họ đặt hàng ông lùng mối chúa để “ăn tươi, nuốt sống” vì muốn tẩm bổ, cường dương. Từ khi xuất phát, 3 vị khách lạ đều không nói một lời, chỉ đến khi nhìn con mối chúa to tướng thì họ mới reo lên khoái trá. Ông Sơn, trạc 40 tuổi, một trong 3 người khách, thản nhiên há miệng bỏ mối chúa vào và “ực” một cái đã nuốt gọn nó vào bụng. Dừng một lát dường như để cảm nhận tác dụng của “sung dược”, ông Sơn móc bóp lấy ngay 100.000 đồng đưa cho ông Cương rồi tiếp tục cuộc săn lùng…
 

Thấy xe chúng tôi chạy chầm chậm trước sân chợ biên giới Tịnh Biên, cánh bạn hàng buôn bán côn trùng liền nhao nhao sấn đến chào mời. Một thanh niên chìa ra chiếc túi lưới đựng cả ngàn con bổ củi đang búng mình tanh tách bên trong, miệng dẻo quẹo: “Thấy sức mạnh của con bổ củi chưa? Loài côn trùng này mạnh ác lắm, là “sung dược” bổ dưỡng, làm tăng uy lực của đàn ông tức thì”. 
Bổ củi
 
Thấy chúng tôi chần chừ, anh ta tiếp tục “nổ” bằng một câu chuyện khẳng định công dụng của loài côn trùng này. “Có bà khách sồn sồn ở Long Xuyên ghé chợ tìm loại rượu nào có tác dụng cường dương, hồi phục sinh lực để về tẩm bổ cho chồng. Lần đó gặp tôi, tôi đưa bình rượu thuốc ngâm 50 con bổ củi, bà ta còn mua thêm 50 con rang sẵn về ngâm chung. Mấy tháng sau ghé lại chợ, bà ấy đã gom toàn bộ số bổ củi của những người bán ở đây về để chia cho phụ nữ cả xóm. Bà ta khoe đám phụ nữ gần nhà khi nghe bà tiết lộ đã nhao nhao nhờ mua giúp bổ củi về ngâm rượu để dành cho chồng dùng”.
 

Không chỉ bán đủ loại côn trùng, khu chợ biên giới Tịnh Biên còn bán cả “thuốc đông y” trôi nổi. Đưa cho chúng tôi một gói lá cây được cột chặt bằng dây màu, không ghi rõ tên thuốc, công dụng hay cách dùng, anh H., một người bán côn trùng, nói đó là “Dâm Dương Quá” dùng để ngâm rượu. Khi chúng tôi thắc mắc, H. cắt nghĩa: “Đây là loại lá cây ở bên Trung Quốc. Anh có coi phim Tàu không, biết Dương Quá trong Thần điêu đại hiệp không? Hồi xưa, Dương Quá chuyên dùng loại lá cây này để trị thương và bồi bổ sinh lực để gần gũi với Tiểu Long Nữ nên người ta gọi cây này là “Dâm Dương Hóa” đó”!
 
Tôi đem tên vị thuốc “Dâm Dương Hóa” hỏi những lương y tại các cơ sở mua bán dược liệu ở thị trấn Nhà Bàn, nhiều người liền cười ngất. Thì ra, tên đúng của nó là “Dâm dương hoắc”. Loại thảo mộc này được suy tôn là “Mị dược chi vương” vì giúp tăng mạnh dục năng, kích thích tình dục cao.
 
Theo các lương y, thành phần chủ yếu trong Dâm dương hoắc là Incaritine, có tác dụng tăng kích thích tố nam, làm tinh dịch tăng về số lượng và nồng độ, dùng sắc uống hoặc ngâm rượu có tác dụng chữa liệt dương. Song, các lương y khuyến cáo: “Không nên mua hàng trôi nổi được rao bán như rau ở chợ này. Ngay cả tên của thuốc mà người bán còn không biết chính xác thì chắc gì đó đúng là thảo dược? Hơn nữa, bất kỳ loại thuốc nào cũng có hai mặt của nó, dùng sai, không đúng liều lượng thì “thần dược” cũng thành “độc dược”, nguy to đấy!”.
  Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng và rất mong được hợp tác với Quý khách.
 QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ
Phòng kinh doanh
Mr Tài  : 0932 392 865
Mr Nam : 097 861 3736
Mr Tuấn : 094 394 2323
ĐT : 04 62970814

Email :dietcontrungmienbac@gmail.com
Website : http://dietcontrungmienbac.com
              http://dietcontrung114.weebly.com/
 Công ty CP đầu tư và phát triến công nghệ An Phúc

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Bẫy diệt mối dưới lòng đất chứa gỗ bạch đàn

Một phát minh của Mỹ gần đây đã chứng minh các trạm bẫy chứa những thanh gỗ bạch đàn có thể phòng trừ và tiêu diệt tất cả các loại mối, đặc biệt là loài Coptotemes và khoảng 200 loài khác xuất hiện nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới.diệt mối tận gốc
Mối là loài côn trùng có tính xã hội cao, sống thành quần thể. Chúng làm tổ ở gốc cây, trong lòng đất và ăn chất xenlulo. Trong quá trình sinh trưởng, mối trở thành tác nhân gây sụt lún nhiều công trình xây dựng kiên cố, đê đập, phá hủy các cấu kiện gỗ, nội thất trong nhà ở…
kh-1355026282_500x0.jpg
Các nhà khoa học đã nghiên cứu công nghệ Exterra, bắt nguồn từ tập tính xã hội của loài mối.
Việt Nam hiện nay có khoảng 100 loài mối và tác hại của chúng đối với các công trình mang giá trị kinh tế, văn hóa là rất lớn. Phương pháp diệt mối thường sử dụng nhất hiện nay là dùng hóa chất phun tẩm nền móng trước khi xây dựng hoặc rắc, phun trực tiếp vào tổ mối, song qua thời gian, cách này đã tỏ ra kém hiệu quả. Các tổ mối khó bị tiêu diệt hoàn toàn mà còn để lại hậu quả cho môi trường xung quanh từ dư lượng hóa chất tồn đọng.
Theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công phương thức mới để loại trừ mối mà có thể khắc phục được hai yếu điểm nói trên. Phương pháp này được gọi là hệ thống kiểm soát và bẫy mối Exterra, nghiên cứu bắt nguồn từ tập tính xã hội của loài mối. diệt mối
Exterra là một hệ thống kiểm soát và bẫy mối một cách triệt để. Với đường kính 30 cm, đây được coi như trạm có kích thước lớn nhất, đem lại hiệu quả trong việc thu hút mối. Hệ thống các trạm Exterra trong lòng đất xung quanh khu vực cần ngăn chặn và diệt trừ mối, tạo thành hàng rào bảo vệ từ bên ngoài cho công trình, ngăn ngừa mối trước khi chúng tiếp cận được với tài sản cần bảo vệ. Bên trong các trạm bẫy này chứa những thanh gỗ bạch đàn không gây độc hại cho con người và môi trường xung quanh. diệt mối tại hà nội
Ngoài ra, chúng còn có thêm một chất dẫn dụ mối được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, hiệu quả với 100% thành phần nguồn gốc thực vật. Một ưu điểm khác của hệ thống này là hiệu quả kiểm soát lâu dài, có thể nói là vĩnh viễn chừng nào hệ thống còn được thiết lập tại công trình.
Nhờ những ưu việt trên, hiện nay, tại các châu lục chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự tấn công của mối như châu Mỹ, Australia và Đông Nam Á đã ứng dụng công nghệ kiểm soát mối Exterra để xử lý các công trình, nhà ở bị mối xâm nhập và phá hoại. Công trình kiên cố có nguy cơ bị sụt lún vì mối như quần thể đền Ăngkor Wat của đất nước Campuchia là một ví dụ. phòng chống mối
Những tổ mối hình thành và phát triển qua một thời gian dài dưới lòng đất đã âm thầm gây sụt lún dần quần thể kiến trúc sa thạch tinh xảo và kiên cố hàng trăm năm này. Hệ thống Exterra đã được sử dụng ở đây để ngăn chặn sự phá hoại của tổ mối. Cùng với Angkor Wat, nhiều công trình đã ứng dụng công nghệ này, như Hãng phim Warner Bros Movie World, Dream World (Mỹ), Cảng Darling Harbour (Australia), Khu vui chơi giải trí Disneyland (Hồng Kông), khách sạn cao cấp Dusit Palace (Thái Lan)…
Tại Việt Nam, công nghệ Exterra bắt đầu được phân phối từ tháng 6 bởi nhãn hiệu Pestman của công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC). Các công trình có giá trị kinh tế, văn hóa lớn như Lăng Tự Đức (Huế), thủy điện Ea Krông Rou (Khánh Hòa); các khu khách sạn, nghỉ dưỡng cao cấp như Vinpearl Resort (Nha Trang), Crowne Plaza Resort (Đà Nẵng), chùa Thiên Đức (Hội An)… đã bắt đầu chọn hệ thống này để bảo vệ kiến trúc công trình của mình.
 Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng và rất mong được hợp tác với Quý khách.
 QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ
Phòng kinh doanh
Mr Tài  : 0932 392 865
Mr Nam : 097 861 3736
Mr Tuấn : 094 394 2323
ĐT : 04 62970814

Email :dietcontrungmienbac@gmail.com
Website http://dietcontrungmienbac.com
              http://dietcontrung114.weebly.com/
             http://dietmoitangoctaihn.blogspot.com/
 Công ty CP đầu tư và phát triến công nghệ An Phúc
VPGD: Biệt thự số 20/26, đường Nguỵ Như Kon Tum – Nhân Chính -Thanh Xuân - HN
 Cơ sở 1: 36 - Phố Lũng Kênh – Hoài Đức – Hà Nội (Cổng Viện Hoài Đức)
Cơ sở 2: Số 10 - Trần Phú - P.Văn Quán - Q.Hà Đông – Hà Nội.
Cơ sở 3: 26 - Đường K2 - Cầu Diễn – Từ Liêm - Hà Nội.
Cơ sở 4: Số 938 - Đường Bạch Đằng - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 5: Số 12 B Cát linh ,Đống Đa, Hà Nội

Cơ sở 6 : Xóm 1 Hải Bối-Đông Anh-Hà Nội

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

XÂY DỰNG BỀN VỮNG VỚI TERMIMESH THÉP KHÔNG GỈ

Phát triển khu dân cư đang khuyến khích người mua nhà mới để áp dụng vật liệu thân thiện với môi trường hơn khi xây dựng - một xu hướng đang phát triển trong sức mạnh trong suốt nhiều thành phố và thị trấn vốn Úc trong khu vực.Diet moi
Termimesh hoạt động giống như một màn hình côn trùng.  Hàng rào lưới này được cài đặt chuyên nghiệp trên điểm vào mối tiềm năng giấu trong giai đoạn đầu xây dựng.Giải thưởng bền vững Trang chủ Cựu Broome động sản
 được cung cấp $ 20,000 tiền mặt như là một khuyến khích giải thưởng đầu tiên chủ nhà / người xây dựng có thể đáp ứng tốt nhất các nguyên tắc thiết kế bền vững. Một yếu tố bền vững được quy định trong hướng dẫn bao gồm sử dụng một ngăn chặn kiến trắng không độc hại như Termimesh, một rào cản lưới không gỉ sản xuất bởi thành viên ASSDA, TMA Tổng công ty (trước đây là Termimesh Australia). Mối làm tổ trong mặt đất bên dưới nhà và nếu không được kiểm soát có thể làm cho một bữa ăn của sàn gỗ và khung hỗ trợ. Khi một ngôi nhà đã được xác định là bị nhiễm khuẩn, sửa chữa gây rối và tốn kém ngay lập tức, phun thuốc và kiểm tra hàng năm được yêu cầu. thiệt hại mối không phải là thường bảo hiểm hộ gia đình bình thường, do chủ sở hữu đất quy hoạch xây dựng một ngôi nhà mới cần phải chủ động trong việc xác định an toàn và hiệu quả bảo vệ mối. Hệ thống Termimesh được sản xuất từ một loại độc quyền, chuyên ngành thép không gỉ cung cấp một hàng rào bảo vệ cuộc sống có hiệu quả cao và lâu dài chống lại mối mà không có việc rải hóa chất. Termimesh công trình giống như một màn hình côn trùng. . Hàng rào lưới này được cài đặt chuyên nghiệp trên điểm che giấu mối nhập tiềm năng trong giai đoạn đầu xây dựng Termimesh được bao gồm trong các tiêu chuẩn Úc - Bảo vệ ngôi nhà làm từ ngầm Mối, và đã được đánh giá thông qua hệ thống đánh giá sản phẩm CSIRO. Với sự ủng hộ của một bảo hành 10 năm, nhiều nhà xây dựng nhà hàng đầu trên khắp nước Úc bao gồm các hệ thống Termimesh như đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn của họ để kiểm soát mối. Ngoài ra, phát triển hệ thống của Úc đã được xuất khẩu ra nước ngoài để Đông Nam Á, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Bài viết này trên tạp chí Úc không gỉ - Số 36, mùa đông năm 2006. diệt mối tận gốc

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Hiểm họa từ mối

Thiệt hại do mối gây ra

Mối là loài côn trùng đã tồn tại hàng triệu năm trên trái đất cùng với những loài sinh vật cổ đại nhất, trong đó có khủng long.
Mối hay được dân gian gọi là kiến cánh nhưng trên thực tế chúng có họ hàng gần với loài gián hơn là loài kiến.
Cả mối và gián đều thuộc những loài sinh vật tồn tại lâu nhất trên trái đất và dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.Diet moi
Hiện nay, số lượng các loài mối trên thế giới ước tính khoảng hơn 2.500 loài.
Nhờ các phương pháp nhận dạng ngày càng phát triển, số lượng loài mối và các loài phụ của chúng được phát hiện thêm ngày càng tăng.
Mối ngầm là loài gây ra thiệt hại chủ yếu.
Mối là loài sống theo quần thể với nhiều phân tầng:
  • MỐI CHÚA: có thể sống hơn 25 năm qua các hình thái
  • MỐI LÍNH: nhiệm vụ chính là bảo vệ tổ mối khỏi những loài côn trùng khác như kiến. Mối lính có bộ hàm lồi và có thể phun chất dịch như một hình thức tự vệ.
  • MỐI THỢ: thực hiện việc lao động của cả đàn. Chúng đào đường dẫn trong lòng đất, tìm kiếm và phá hỏng  gỗ cũng như nuôi dưỡng tất cả các phân tầng khác trong tổ. Mối thợ không có cánh, không có hàm lồi và chúng có đầu màu sáng hơn mối lính.
  • MỐI CÁNH: khi tổ mối đạt đến mật độ dân số nhất định, mối cánh được sinh ra. Khi trưởng thành, chúng rời tổ để lập các tổ mới.
Mối thợ và mối lính không có khả năng thị giác, chúng làm việc 24 tiếng một ngày.
Một tổ mối lớn có thể chứa tới vài triệu con mối với hàng ngàn con được sinh ra hàng ngày bởi mối chúa.
Trung bình một con mối (lính và thợ) có tuổi đời kéo dài đến 4 năm.
Chất dinh dưỡng ưa thích của mối là xenlulô, là chất có thể tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm từ gỗ và giấy. Xenlulô còn có trong nhiều nguồn khác ngoài gỗ, như cỏ và vụn vôi/gạch.diệt mối
Không chỉ phá hoại các đồ vật làm từ gỗ, mối còn tấn công thảmđồ nhựa và cáp dây điện.
Hầu hết các loài mối đều có nhu cầu cao về độ ẩm để sinh tồn. Lớp vỏ mỏng (da) của chúng không thể bị khô, nếu không chúng sẽ chết. diệt mối tận gốc
Mối thích những nơi ẩm thấp và kín đáo như hốc tường, tủ phòng tắm.
Mối có thể chui qua lỗ hổng có kích thước nhỏ nhất là 1mm.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Phú Yên: Người dân đạp rừng sâu, săn “sung dược”

Phú Yên: Người dân đạp rừng sâu, săn “sung dược”

(GLO)- Bất chấp hiểm họa chết người từ rắn độc, muỗi rừng độc hại, nhiều nông dân tại các xã miền núi tỉnh Phú Yên vẫn thâm nhập từng cánh rừng sâu “truy tìm” mối chúa bán kiếm tiền. Gần đây, săn mối chúa làm “sung dược” trở thành nghề chính kiếm sống của nhiều hộ dân miền núi ở địa phương này.

Đi săn từ giữa đêm khuya

Vào mùa mưa, khi đất tơi xốp là “thời cơ” để mối đùn. Đó cũng là thời điểm dân “săn” mối lên đường tấp nập nhất, bởi đất ụ mối bị mưa thấm mềm, đào bới dễ dàng. Vì nghe đồn rượu ngâm con mối chúa có tác dụng tráng dương, bổ thận, trị nhức mỏi, nhiều người đã đặt hàng loại rượu lạ này. Đó cũng là dịp để một số người mưu sinh bằng nghề săn mối chúa.

Rất nhiều người mưu sinh bằng cách vào rừng săn mối chúa bất chấp nguy hiểm. Ảnh: Gia Ly
Rất nhiều người mưu sinh bằng cách vào rừng săn mối chúa bất chấp nguy hiểm. Ảnh: Gia Ly
Một ngày trung tuần tháng 8, chúng tôi theo chân nhóm thợ săn của anh Nguyễn Ngọc Ẩn, xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vào rừng sâu săn mối chúa. Vào thời điểm đầu mùa mưa như lúc này, nhiều người dân không chỉ ở huyện sông Hinh mà ở nhiều địa phương khác cũng kéo nhau vào rừng tìm tổ mối. Có người một ngày bắt được hai, ba con mối, có người cả tuần trăng mới được một con, nhưng họ vẫn vào rừng. Hơn một giờ đồng hồ, nghiêng người, ngã cổ lách qua những tán lá rừng còn ướt đẫm sương đêm, anh Ẩn chợt phát hiện, chỉ tay về một gò đất đùn lên dưới lớp lá cây đã mục: “Đó! Ổ mối đó!”.

Anh Ẩn cho biết, đang mùa nên mối chúa nằm sâu dưới lòng đất rồi đưa mắt nhìn về hướng mặt trời đang lên, lựa thế dùng sà ben thộc mạnh vào ổ mối. Tiếp theo, anh Ẩn liên tục dùng xà ben khoắng tròn khu vực giữa ổ mối để tìm “cung điện” có chứa mối chúa. Chỉ sau vài phút đào, anh đã lôi ra từ ụ mối một “vật thể” giống như hai chiếc dĩa lớn ụp lại, ẩm ẩm, rắn chắc. Đó là một thứ làm bằng hỗn hợp gồm đất sét màu đỏ kết dính, rất chắc chắn. Tiếp tục dùng chiếc xà beng xắn nhẹ vài ba lần, anh Ẩn mới tách đôi được lớp vỏ bên ngoài của “cung điện” mối ra.diet moi

Con mối chúa có bụng to trắng toát như lòng trắng trứng gà, lớn bằng ngón tay, dài khoảng 7 cm; cái đầu nhỏ xíu có 4 cái chân (con mối bình thường có 8 chân), nằm im lìm giữa hàng trăm mối con mới sinh còn trắng nõn. Anh Ẩn nhanh tay bắt mối chúa bỏ ngay vào hũ rượu nhỏ mang theo. Bởi theo thợ săn Ẩn, nếu để ngoài không khí chừng 5 phút thì con mối chúa sẽ vỡ bụng, chết, ngâm rượu mất chất. “Để săn mối chúa không khó, nhưng giờ đây tìm được ụ mối là cực khó bởi cơn sốt mối chúa trong thời gian gần đây, người đi săn đông như quân nguyên”-anh Ẩn phân trần. diet moi tan goc

Theo anh Ẩn, ngày trước vào rừng chừng tiếng đồng hồ là có thể kiếm được cả chục con về chữa thấp khớp, đau lưng. Nhưng từ khi các quán xá, nhà hàng xem loại côn trùng này là “đặc sản hạng sang”, nhiều người mệnh danh mối chúa là “đệ nhất sung dược” nên mấy ông muốn kiếm “đặc sản” này về ngâm rượu tăng “bản lĩnh đàn ông” nên nhiều người cũng “truy lùng” loại côn trùng này về bán.
Không chỉ người ở tỉnh Phú Yên, mà nhiều nơi từ Quy Nhơn, Nha Trang đến Hà Nội, Sài Gòn, cả người nhà các Việt kiều cũng đặt hàng rượu mối chúa. “Leo rừng, vượt núi toé cả máu chân nhưng mỗi ngày chúng tôi cũng kiếm được chục con là cùng. Vất vả lắm”, một thợ săn đi cùng than vãn. Ngày trước mối chúa săn đem xuống bìa rừng bán được 7.000-10.000 đồng/con, bây giờ một con mối chúa giá dao động mức 25.000-50.000 đồng/con nhưng không phải dễ dàng kiếm được, anh này tiếp lời. “Muốn săn được mối chúa nhiều, giờ chỉ còn cách đi vào các cánh rừng sâu nhiều khi đi săn từ lúc giữ khuya”-thợ săn Ẩn nói.

Mỗi chuyến vào rừng phải chuẩn bị nhiều thứ. Ảnh: Gia Ly
Mỗi chuyến vào rừng phải chuẩn bị nhiều thứ. Ảnh: Gia Ly
Đối mặt nguy hiểm giữa rừng sâu

Hơn 12 giờ, khi đã săn được hai con mối chúa, anh Ẩn bảo ăn trưa rồi tiếp tục tìm kiếm. Bữa cơm giữa rừng, anh Ẩn kể nhiều kỷ niệm về nghề săn mối chúa. Bất chợt anh bảo, đi rừng giờ không sợ thú (bởi rừng có còn thú dữ đâu), chỉ sợ rắn rít bất chợt trong bụi rậm quất đầu cắn không hay. Nhiều lúc đang thộc tay vào lấy “cung điện” mối chúa còn bị rắn độc cắn bất ngờ. “Đã có một thợ săn khác đoàn sắp mất mạng vì bị rắn hổ chúa cắn một phát vào tay trong lúc đang gạt tán cây bụi rậm chui vào gốc cây đào ụ mối”-thợ săn Ẩn nhớ lại.

Anh Ấn còn kể, hôm đó sau khi trời mưa nên nhiều người lên rừng săn ổ mối nhưng không biết kiểu gì con rắn hổ chúa nằm trên tán lá rậm, anh thợ săn mối chúa kia vừa phát hiện ổ mối xông vào định đào thì chưa kịp gì đã bị con rắn “phập” vào cánh tay. Anh này chỉ may mắn thoát nạn khi được các anh em đi cùng dùng dây thun buộc cả cánh tay, đưa nhanh về cấp cứu trong cơn nguy kịch, tim co giật.

 Diệt mối tận gốc

Ông Võ Ngàn-một người nhiều năm buôn thú rừng ở các địa phương miền núi tỉnh Phú Yên cho hay, gần đây có rất nhiều người tìm mua mối chúa về ngâm rượu uống nên giá mối chúa tăng cao. Ông Ngàn tiết lộ, khoảng 5-6 năm trước, những người lớn tuổi từng sống lâu năm ở rừng núi truyền nhau nghe “bí quyết” về rượu ngâm mối chúa của người dân tộc thiểu số. Theo họ, sau mỗi bữa ăn, uống một cốc nhỏ rượu này thì có tác dụng tráng dương, bổ thận, người đau lưng uống vào giảm đau, người yếu sinh lý làm vài ly vô là… mạnh mẽ. Một đồn mười, mười đồn trăm… khiến số quý ông đến đặt hàng rượu mối chúa tại đây ngày càng nhiều. Nhiều người không chỉ mua rượu ngâm mối chúa về để uống, mà còn làm quà tặng, biếu. Gần đây có người còn đặt ông ngâm một thẩu lớn có đến 500 con mối chúa gửi ra nước ngoài.

Theo ông Phan Văn Bảy (63 tuổi, xã Đức Bình Đông) cho hay, trước đây mối chúa chủ yếu được người dân ngâm rượu ưống trị các bệnh nhức mỏi, đau lưng chứ chưa nghe ai nói ngâm rượu mối chứa uống vào bổ dưỡng bản lĩnh “đàn ông”. Khi đơn đặt hàng rượu ngâm mối chúa tăng cao thì cũng là lúc nhiều người chọn nghề đào mối chúa làm kế sinh nhai, nên ụ mối ngày càng… khan hiếm. nhiều người săn mối chúa phải đi đến tận các vùng rừng xa ở Sông Hinh, Sơn Hòa, thậm chí lên cả Gia Lai, Đak Lak mới tìm được ụ mối, nhưng thường mỗi ngày một người tìm được 5 con mối chúa là nhiều.

Một lán trong rừng của đoàn người săn mối chúa. Ảnh: Gia Ly
Một lán trong rừng của đoàn người săn mối chúa. Ảnh: Gia Ly
Tuy nhiên, theo các tài liệu về Đông dược thì không thấy đề cập đến tác dụng chữa bệnh của rượu ngâm mối chúa. Dù vậy, trong dân gian có bài thuốc dùng mối chúa nướng cho trẻ con bị suy dinh dưỡng hoặc bị hen suyễn ăn để cải thiện sức khỏe, không có chuyện rượu ngâm mối chúa uống vào cải thiện “bản lĩnh đàn ông”. Bởi vậy, những người uống rượu mối chúa nên uống ở mức vừa phải để tránh bị… say xỉn, hoặc bị ngộ độc rượu côn trùng không hay. diet moi, diệt mối tận gốc

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Chi gần 2 tỷ đồng để diệt… mối

Quần thể di tích làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) có tuổi đời gần 550 năm tuổi sẽ được chi 1,84 tỷ đồng để làm công tác phòng trừ mối và côn trùng phá hoại gỗ.

Do đặc thù làng cổ có tỷ trọng kiến trúc gỗ tương đối lớn nên công tác phòng chống mối, côn trùng phá hoại các hạng mục di tích là hết sức cần thiết. Chương trình nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đồng thời phục vụ nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước. Kinh phí 1,84 tỷ động được Bộ VH,TT&DL hỗ trợ thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2013.
Hiện nay, ngôi làng cổ này có khoảng 117 nhà, trong đó có khoảng 27 ngôi nhà rường còn khá nguyên vẹn (12 ngôi nhà có giá trị đặc biệt loại 1). Các công trình được hỗ trợ kinh phí là những di tích có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, các nhà rường tiêu biểu trong quần thể di tích cổ làng Phước Tích.
Đối với những công trình, hạng mục còn lại, tỉnh sẽ sử dụng nguồn ngân sách địa phương hoặc vốn huy động hợp pháp khác để thức hiện. Trên cơ sở báo cáo kinh tế – kỹ thuật của UBND tỉnh những năm tiếp theo, bộ VH,TT&DL sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh phí phòng trừ côn trùng hại gỗ tại Phước Tích.
Làng Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được thành lập năm 1470. Ngày 13/6/2009, làng Phước Tích được nhà nước công nhận và xếp hạng “Di tích quốc gia”. Tại Việt Nam, đây là làng cổ thứ 2 tại được công nhận sau làng cổ Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Tổ mối hình đầu người có đầy đủ mắt, mũi mọc trên mộ

  Câu chuyện về mối hình đầu người xuất hiện trên ngôi mộ ở thôn Phú Sơn Nam (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) từng gây xôn xao từ giữa năm 2012. Hơn một năm trôi qua, ụ mối nhiều lần bị mưa gió bão tố bào xóa, thậm chí cây ngã đổ đè lên hư hỏng, nhưng nó vẫn từ từ mọc trở lại với đầy đủ hình thù giống mắt, mũi, tai, miệng, râu tóc của một cụ già.

>> Diệt mối tại Ba Đình

Theo thông tin ghi lại trên bia đá, ngôi mộ này của ông Nguyễn Hữu Cổ, được chôn ở thôn Phú Sơn Nam (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) hàng chục năm về trước. Về sau, chính quyền phân chia đất đai, mộ mặc nhiên nằm thuộc về phần đất vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Tánh (còn gọi bà Hai Tánh, sinh năm 1937, thôn Phú Sơn Nam) và bị lọt thỏm giữa những tán keo xanh ngút ngàn được chủ đất trồng lên.
mối có đầy đủ mắt mũi miệng và râu tóc trông như một cụ già.
Vào khoảng thời gian giữa năm 2012 đến nay, bỗng nhiên trên ngôi mộ bỗng xuất hiện một ụ đất (sau này được xác định ụ mối). Ban đầu đó chỉ là một nắm đất nhỏ không ai để ý. Dần dần, ụ mối phình to và có hình thù một khuôn mặt người với đầy đủ cả mắt, mũi, miệng, tai.
Xung quanh ụ mối còn được điểm bởi một số cỏ rác, “mô phỏng” bộ râu khiến ụ mối không khác gì khuôn mặt một ông già. Sau 5 lần 7 lượt ụ mối bị xóa do mưa nhưng vẫn tự mọc lại với hình dáng khuôn mặt như cũ.
“Lúc đầu nhìn thấy, tui điếng người chết lặng đến vài giây. Kể cả bây giờ, khi đứng một mình quan sát, tôi vẫn cảm thấy gợn gợn. Mà ai ở đây cũng đều có tâm trạng giống như tôi và đều bất ngờ cả”, một người dân sống cạnh ngôi mộ thuật lại.
Lúc mới xuất hiện, nhiều tháng liền, dòng người nghe tin từ khắp nơi lũ lượt kéo về để xem, cùng bàn tán rồi dùng điện thoại chụp lại hình mặt người, khiến tình hình an ninh trên địa bàn trở nên phức tạp. Những lời đồn thổi cũng được một số người thêu dệt thành những câu chuyện “thần thánh hiển linh”, “hồn ma ông Cổ hiện về báo ứng”… có thể sẽ mang đến tai ương cho bà con trong dòng họ ông Cổ hoặc ngôi làng nếu không làm lễ cúng….
Cũng chính vì vậy, chính quyền xã Hòa Khương, thôn Phú Sơn Nam phải huy động nhiều lực lượng khác nhau túc trực quanh ngôi mộ, nhằm ngăn chặn một số kẻ lợi dụng tung tin đồn nhảm, gây mê tín dị đoan. Chính quyền cũng đến từng nhà, gặp từng người tuyên truyền để người dân hiểu đây hoàn toàn là một ụ mối tự nhiên chứ không phải thần thánh hiện hình lên.
Tuy xuất hiện đã khá lâu nhưng mỗi khi nhìn vào ngôi mộ với ụ mối hình đầu người, nhiều người vẫn không khỏi kinh sợ.
Để tiếp tục trấn an dư luận, lực lượng chức nặng địa phương cũng đã đưa ra các giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng này, rằng rất có thể trước đó, nhiều trẻ em gần khu vực tinh nghịch khi phát hiện ụ mối, đã dùng một số vật dụng khác để tô điểm lên cho giống hình mặt người. Sau đó tin đồn thất thiệt bung ra, một đồn mười, mười đồn trăm, khiến sự việc vượt khỏi tầm kiểm soát.
Dù gây sự tò mò xen lẫn lo sợ đối với người dân từ khi mới xuất hiện, nhưng theo thời gian, ụ mối cũng dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, gần đây, một đứa trẻ chọc mắt mũi phá ụ mối bỗng dưng đổ bệnh. Kèm theo đó, nhiều chuyện kỳ lạ cũng được người dân lôi ra thêu dệt, truyền tụng tiếp. Bà Tánh kể, nhiều lần hư rồi "mọc", đến giữa năm nay, ụ mối đã rõ dáng khuôn mặt người già với đầy đủ các bộ phận. Do đã quá quen thuộc, nhà lại ở ngay sát bên cạnh nên hằng ngày bà Tánh vẫn vạch đám keo để vào thắp nhang cho ngôi mộ.
Riêng ụ mối, dù không nói ra nhưng ai cũng xem như “bất khả xâm phạm”, nên bà cũng không đụng vào dù phủi một hạt cát. Khoảng thời gian này, đứa cháu trai 17 tuổi của bà, trong một lần về chơi, được ngoại dẫn cho xem ụ mối. Đứa cháu mới lấy cây chọc phá hỏng hết những bộ phận được cho giống với mắt, tai, mũi... trên ụ mối. Bà Tánh cũng không hay biết điều này.
Bà Tánh cho biết cháu từng “trả giá” vì chọc “mắt mũi” ụ mối.
Bất ngờ sau mấy ngày ở chơi, đến khi về lại nhà, đứa cháu bỗng than đau nhức ở các bộ phận trên khuôn mặt. Thấy vậy, gia đình mới đưa đi bệnh viện chữa trị. Nhưng lạ, khi tiến hành thăm khám, cháu trai bà Tánh tự nhiên lại hết đau, bác sĩ cũng chịu, không "bắt" được bệnh gì trong người cậu thanh niên khỏe mạnh này. Song cứ về nhà là đứa cháu bà Tánh lại đau nhức như cũ, rên la thống thiết.
Gia đình bà Tánh bắt đầu căn vặn đứa cháu đủ điều, mới biết được cháu mình từng “đụng” đến ụ mối hình mặt người trên ngôi mộ. Khi đi kiểm tra thực hư, bà và những người thân đều điếng hồn bởi sự “lỡ dại” của con cháu họ.
Gia đình soạn mâm lễ với đầy đủ lễ vật để cúng tạ lỗi, xin “người bề trên” bỏ qua đừng bắt tội con cháu họ… Điều ngẫu nhiên là sau lần cúng trên, đứa cháu bà Tánh khỏi bệnh thật. Từ đó người nhà bà Tánh lại càng sợ cái tổ mối.
Bà Tánh cho biết, trước đây ông Cổ không có vợ con, chỉ ở vậy tại thôn Phú Sơn Nam cho đến già rồi chết. Những người thân đã an táng và đắp mộ cho ông Cổ bằng đất bằng. Về sau, gia đình ông Cổ cũng phân tán đi làm ăn tứ xứ. Hiện ngoài bà, chỉ còn lại gia đình một người cháu sinh sống ở thôn Phú Sơn Nam.
Cách đây khoảng 5 năm, những người thân các nơi mới tìm về, tiến hành xây dựng mộ lại bằng xi măng. Hằng năm cứ đến ngày giỗ của ông, ngày Tết, người dân quanh ngôi mộ vẫn thấy mộ ông được dọn cỏ sạch sẽ, thắp nhang. Đặc biệt, thời gian sau khi có ụ mối xuất hiện, nhiều người nghe nói, dòng họ bên ông Cổ ở các nơi, bỗng chốc làm ăn khấm khá.
Anh Nguyễn Hồng Sơn (sinh năm 1957, cháu ông Cổ) cho biết, anh có nghe bà con trong dòng họ nói lại, rằng trước đây đã có một lần ngẫu nhiên, các con cháu xa, gần của cụ cố Cổ (anh Sơn gọi bằng cụ cố) đều nằm mơ thấy cụ về gọi tên từng người. Một lúc lâu cụ lại khóc lóc nài nỉ: “Tụi bay cho tau xin ngôi nhà. Nằm mãi thế này lạnh quá. Tau đền ơn lại cho”. Vì lẽ đó, mọi người mới bàn tính  tích cóp tiền của để xây lại ngôi mộ cho cụ cố.Tô
Có điều lạ, không biết có phải vì xây “ngôi nhà” lại cho cụ Cổ, mà thời gian về sau này, con cháu của cụ đi làm ăn các nơi đều khấm khá lên trông thấy. Tuy nhiên, lúc này mọi người cũng chưa chú ý lắm vì cho rằng, “gặp thời thế” thì kiếm ra tiền, chứ hoàn toàn không nghĩ được cụ Cổ phù hộ.
Nhưng từ khi ụ mối hình thành, nhiều thành viên trong dòng họ ngẫm nghĩ và cho rằng ngôi mộ cụ Cổ lúc an táng đã ngẫu nhiên rơi thế đất phong thuỷ đẹp, nằm ngoài dự tính của con cháu. Lúc ụ mối đùn lên, báo tín hiệu mộ được “thiên táng”.
Người cháu nhận định: “Tuy nhiên, nghe cũng chỉ một phần, chứ chúng tôi và hầu hết người dân ở thôn Phú Sơn Nam đều không phải mê tín mà tin hoàn toàn. Chỉ có điều, ụ mối hiện tại không làm ảnh hưởng gì đến mọi người xung quanh, vì thế, con cháu cũng không đụng vào mà để mặc cho tự nhiên.

Còn chuyện bệnh tật của cháu bà Tánh, chỉ là ngẫu nhiên, qua đó cũng “răn” cho đám thanh niên bớt nghịch ngợm, phá phách”.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Diệt mối đầu năm

Pest Control Việt Nam là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực diệt & phòng chống côn trùng gây hại như mối mọt,muỗi…. với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hệ thống máy móc hiện đại, chúng tôi đang không ngừng nỗ lực đem đến cho quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

Dịch vụ diệt trừ mối - mọt và côn trùng gây hại khác bao gồm các loại hình cơ bản sau:
 Phòng chống - Diệt trừ Mối cho các Cơ Quan, Khách Sạn, Chung Cư, Trường Học, Thư Viện, Nhà Sách, Nhà Xưởng, Kho Hàng, Bến Bãi, Nhà Dân Dụng, Đền, Chùa, Nhà Thờ, Công Trình thủy lợi (đê bao, kênh dẫn nước…) diệt trừ Mối tận gốc.
  Xử lý nền móng (Mối) cho các công trình sắp, đang và sẽ thi công để đảm bảo an toàn cho cơ sở vật chất không bị mối tấn công sau khi công trình hoàn thiện và đưa vào hoạt động.
 Xử lý Mọt nông sản, gỗ và các loại Mọt khác.
 Khử trùng, xử lý các loại côn trùng, động vật gây hại như Ruồi, Muỗi, Gián, Kiến, Chuột, … bằng nhiều phương pháp tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất.
 Chuyên cung cấp các loại hóa chất, máy móc, thiết bị chuyên dùng.
  Nguyên tắc làm việc của Pest Control Việt Nam.
  Khảo sát, tư vấn, thiết lập phương án diệt trừ, phòng ngừa, định giá theo  yêu cầu của   khách hàng  => hoàn toàn miễn phí.
 Kiểm tra theo định kỳ, tham mưu các biện pháp ngăn ngừa tốt nhất.
 Chế độ bảo hành, chăm sóc khách hàng tốt nhất.
 Với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, hóa chất giàu kinh nghiệm, thường xuyên được tập huấn, cập nhật kiến thức, phương pháp mới tại các nước tiên tiến.
 Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng và rất mong được hợp tác với Quý khách.
 QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ
Phòng kinh doanh

PEST CONTROL VIET NAM

Tòa nhà N04 - P1609 Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: 04.32.21.21.666 - 043.21.21.888

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Những điều không thể ngờ và lợi ích của loài gián

Những điều không thể ngờ và lợi ích của loài gián

Ở một vài khía cạnh, loài côn trùng gớm ghiếc này cũng có lợi ích cùng những nét "đáng yêu" đặc biệt...
Như đã đưa tin, trang Modern Express cho biết, ít nhất 1 triệu con gián đã sổng chuồng khỏi một trang trại nuôi gián chữa bệnh tại thị xã Đại Phong, phía đông tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Trong chúng ta, có rất nhiều người ghét gián bởi chúng là loài côn trùng hôi hám với những chiếc chân có gai, bò khắp nhà, lên thức ăn, trong tủ quần áo, trở thành nỗi khiếp sợ của mọi gia đình.
Phản ứng của hầu hết mọi người khi gặp loài vật này là tiêu diệt chúng bằng mọi cách. Nhưng bạn có biết rằng, nếu loài gián tuyệt chủng trên Trái đất, đó sẽ là thảm họa diệt vong? Phải chăng loài vật xấu xí, hôi hám này lại có lợi ích đến vậy? Cùng điểm lại một vài những lợi ích của chúng qua bài viết dưới đây.
Từ những siêu khả năng không loài vật nào có được…
Người ta nói rằng, gián có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân. Điều này có thể chưa chính xác song có một sự thật, có thể gọi gián là “Superman” trong giới côn trùng.
Lý do là bởi, gián tồn tại trên Trái đất từ cách đây hàng trăm triệu năm. Chúng thậm chí xuất hiện trước cả khủng long và ngay cả khi khủng long bị tuyệt chủng, loài này vẫn sống "nhơn nhơn", chẳng có mấy thay đổi cho tới ngày nay.diệt mối tận gốc
Thứ hai, gián sở hữu nhiều khả năng mà ngay cả những vận động viên giỏi nhất cũng không làm nổi. Gián có thể nhịn thở dưới nước trong 40 phút đồng hồ mà chẳng hề hấn gì.
Gián chạy với tốc độ 5km/h, tức là mỗi giây chúng đi được quãng đường bằng 50 lần chiều dài cơ thể. Nếu đạt được kích thước bằng con người, tốc độ của gián là cỡ 700km/h, gấp hơn 5 lần so với báo đốm.
Gián còn có biệt tài giữ thăng bằng cực tốt, mỗi giây chúng có thể đổi hướng 25 lần khi đang chạy. Trong một thí nghiệm năm 2002, người ta đặt một khẩu đại bác cực nhỏ lên lưng gián. Khi chúng chạy, đại bác bị lệch sang một bên nhưng gần như ngay lập tức, gián đã lấy lại được thăng bằng và giữ vật nặng ngay ngắn trên lưng.
Thứ ba, có thể coi gián là côn trùng "bất tử". Bạn sẽ không thể tưởng tượng khả năng sống sót tuyệt vời của loài này. Gián không chỉ có một não bộ, chúng còn có các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể giúp phản ứng trước kẻ thù cực kỳ nhạy bén.
Các hạch thần kinh còn giúp chúng sống sót ngay cả khi không có đầu. Theo các nhà khoa học, ước tính gián sống được thêm 30 ngày dù mất đầu và có thể nhịn uống nước 2 tuần lễ. Nguyên nhân là vì gián không thở bằng đầu, máu của chúng cũng không làm nhiệm vụ tuần hoàn oxy nên chúng chỉ chết vì đói khát hoặc nhiễm trùng.
Ngoài ra, gián cái chỉ cần giao phối 1 lần là có thể mang thai cả đời, đẻ tới hơn 300 gián con. Đó là lý do mà bạn đừng bao giờ nghĩ tới chuyện loài sinh vật này có thể tuyệt chủng.
Nếu như thông tin gián gần như bất tử khiến bạn lo lắng thì bạn có biết, ở những khía cạnh nhất định, gián cũng mang lại lợi ích không nhỏ với sự sống con người.
Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có gián?
Đối với hệ sinh thái, gián là một mắt xích không thể thiếu. Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học trường Đại học Texas, gián hầu như chỉ ăn chất hữu cơ thối rữa, đang phân hủy chứa rất nhiều nitơ.
Chất này sau đó qua phân gián ngấm vào đất, đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào, phục vụ quá trình sinh trưởng của cây cối. Với tầm quan trọng như vậy, có thể nói, nếu không có gián, những cánh rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới đã chết từ cách đây hàng triệu năm.
Ngoài ra, gián còn là thức ăn của các sinh vật trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái như chim, chuột. Ong bắp cày cũng đẻ trứng ký sinh vào gián. Như vậy, nếu loài côn trùng đáng ghét này biến mất, những tác động với giới sinh vật nói chung là rất đáng kể.
Đối với con người, ít ai biết rằng, từ xa xưa, có khá nhiều người coi trọng loài gián. Dược sĩ Hy Lạp - Pedanius Dioscorides (thế kỷ I) thậm chí còn khuyến khích dùng gián làm thuốc bằng cách pha chúng với tinh dầu hoặc luộc lên. Trong thập niên 1870, thậm chí người Orlean còn uống trà có gián "luộc" ở trong.
Con gián, con gian, tìm hiểu về loài gián, tim hieu ve loai gian, khả năng đặc biệt của gián, kha nang dac biet cua gian, diệt gián, diet gian
Tính chính xác của những tài liệu lịch sử ấy có lẽ vẫn cần những kiểm chứng nghiêm túc. Song có một điều chắc chắn, ở góc độ xã hội, nhiều người nghèo đang ăn gián và các côn trùng nói chung như một cách để tồn tại, chống chọi với nạn nghèo đói trên toàn cầu.
Cuối cùng, ở khía cạnh sức khỏe, gián là đối tượng phục vụ rất nhiều nghiên cứu khoa học về y tế. Sống trong những môi trường bẩn thỉu, nhiều vi khuẩn nhưng gián rất khỏe mạnh. Cơ thể chúng chứa những hợp chất “siêu kháng sinh”, tiêu diệt được phần lớn các loại virus, vi khuẩn thông thường.
Theo nghiên cứu của Đại học Nottingham (Anh), chuyên gia Simon Lee công bố rằng, trong loài côn trùng này có một hợp chất có thể giết chết 90% khuẩn E.Coli. Vì vậy, nghiên cứu loài gián có thể mở đường cho con người tiến tới sản xuất một siêu thuốc kháng sinh, kháng được rất nhiều bệnh phổ biến hiện nay.
Tạm kết: Chúng ta biết rằng, gián là một loài côn trùng có thể mang mầm bệnh cho con người. Tuy nhiên, trước khi có ý định giết chúng, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ những điều trên và biết đâu, nó sẽ làm thay đổi hành động của bạn.