Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Mối ăn sập Phu Văn Lâu trước mặt kinh thành Huế

Sáng 15/5 một góc của Phu Văn Lâu trước mặt kinh thành Huế đã bị mối ăn rỗng gần như toàn bộ cột gỗ
Tại hiện trường, những cột, kèo điều bị mối ăn rỗng làm một góc bị đổ sụp xuống, ngói bị vỡ nằm ngổn ngang.

Phu Vân Lâu, Ngọ Môn, Cố đô Huế, xâm hại di sản
Một góc Phu Văn Lâu bị sập
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết: “Từ năm 1993 do khó khăn nên mới tiến hành trùng tu được một lần với quy mô nhỏ, không đồng bộ, vẫn giữ nguyên bộ khung cũ, cốt gỗ vẫn tái sử dụng cho đến nay đã hơn 20 năm. Chúng tôi sẽ có một hội đồng đánh giá để khắc phục nhanh hậu quả nhưng về lâu dài sẽ phải có dự án trùng tu lớn”.
 



Phu Vân Lâu, Ngọ Môn, Cố đô Huế, xâm hại di sản
Cột gỗ với ngói vỡ nằm ngổn ngang
Hiện trường đã được cho phong tỏa để tránh nguy hiểm cho người dân.

Phu Vân Lâu, Ngọ Môn, Cố đô Huế, xâm hại di sản

Phu Vân Lâu, Ngọ Môn, Cố đô Huế, xâm hại di sản
 

                     
Phu Văn Lâu nằm ở ngoài mặt Nam kinh thành, ngay trước Kỳ đài và Ngọ Môn, được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng là nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.




Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Làm thế nào phân biệt được Mối gỗ khô và mối ngầm

Làm thế nào Mối gỗ khô và mối ngầm khác nhau
 
Mối gỗ khô


Nhắc đến từ "mối", và hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến một số loại côn trùng màu trắng mà ăn gỗ và có thể làm hỏng các tòa nhà. Đúng là mối có thể làm hỏng cấu trúc bằng gỗ và hầu hết trong số họ ăn gỗ, nhưng khi bạn xem xét có được hàng ngàn loài mối trên thế giới, nó sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng cũng có những sự khác biệt lớn giữa mỗi loài hoặc gõ.
Vì lợi ích của chủ sở hữu nhà, nó sẽ giúp đỡ để biết rằng có chủ yếu là hai nhóm mối có khả năng gây ra thiệt hại cấu trúc gỗ bên trong các tòa nhà. Hai nhóm là mối ngầmMối gỗ khô, và được đặt tên như vậy vì họ chế độ làm tổ . Một số quốc gia có thể có một số vấn đề với mối xây dựng trên cây hoặc gò, nhưng đối với khu vực thành thị, chỉ có mối ngầm hoặc mối gỗ khôcần được quan tâm.
Hai nhóm bao gồm nhiều loài hoàn toàn, và cả hai nhóm ăn gỗ, nhưng họ về cơ bản khác nhau như xa như xây dựng tổ là có liên quan. Đây chỉ là một trong những đặc điểm chính để họ ra ngoài.
Biết được loại vấn đề mối bạn có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn liên quan đến các phương pháp điều trị để sử dụng, khi sử dụng các phương pháp điều trị sai sẽ không chỉ không làm việc, nhưng nó sẽ là một sự lãng phí tiền bạc và thời gian.
Mối ngầm sống trong đất và là loại thường gặp nhất của mối. Hầu hết các trường hợp thiệt hại mối là do mối ngầm. Họ xây dựng tổ bên dưới bề mặt đất và đường hầm theo cách của họ từ đất vào nhà và ngôi nhà gần đó. Những cái mà gây thiệt hại lớn về cơ cấu có thể xây dựng tổ rằng thứ vào hàng triệu cá nhân và ảnh hưởng đến hơn một tòa nhà (nếu các tòa nhà gần đó).

Mối ngầm

Trên - mối ngầm, ví dụ như Coptotermes spp.
Nhiều loại mối ngầm sẽ xây dựng bùn bao phủ ống nơi trú ẩn nếu họ cần phải vượt qua một đoạn tiếp xúc. Sự hiện diện của ống bùn bao phủ là một dấu hiệu chắc chắn rằng mối ngầm có mặt trong khu vực ngay lập tức.
Mối gỗ khôlàm tổ trong gỗ và tổ chỉ là một phần nhỏ của kích thước của mối ngầm khét tiếng. Do kích thước quần thể nhỏ của họ, mối gỗ khô không gây ra thiệt hại nhiều hơn mối ngầm, (hoặc cụ thể, gần như không nhanh). Phải mất nhiều năm cho một tổ duy nhất của mối gỗ khô để xác tàu tàn phá trên một chùm gỗ.

Trên - mối gỗ khô, ví dụ như Cryptotermes spp

                                                           Diệt mối gỗ khô

Tuy nhiên, những gì họ thiếu về số lượng, nó bù đắp cho tỷ lệ sinh sản. Mối gỗ khô thường xuyên sản xuất và gửi ra vị vua tương lai nhỏ bé có cánh và hoàng hậu để hình thành tổ mới. Nó cũng đặc biệt phong phú trong khu vực ven biển, và do đó, nó không phải là hiếm để tìm thấy những ngôi nhà cổ hoặc các tòa nhà có nhiều tổ hoặc phá hoại xảy ra cùng một lúc.

Một sự khác biệt quan trọng là các viên nhỏ ít hoặc phân ấu trùng , trong đó mối gỗ khô sản xuất rằng mối ngầm không. Phân ấu trùng này là tốt như bất kỳ chỉ thị rằng mối gỗ khô có mặt và hiện đang ăn, và đục khoét gỗ của bạn!

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Các cách phát hiện nhà mình bị mối xông ?

Các cách phát hiện nhà mình bị mối xông ?
 Làm thế nào xác định được (Nhà) công trình đang bị mối gây hại ngầm?
- Đối với người đá qua đào tạo ký thuật chuyên môn về phòng chống mối việc xác định công trình hay nhà dân có bị mối tấn công hay không là việc rất đơn giản. Nhưng đối với ai chưa qua lớp đào tạo ký thuật  phòng chống mối điều gặp khó khăn và chỉ khi công trình đã bị mối phá hoại nặng rồi thì mới phát hiện được và yêu cầu xử lý. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời để giảm thiểu tác hại của mối đối với công trình là rất cần thiết.

Khung cua bi moi an
- Trước hết cần thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu hoạt động của mối trong công trình như: vết đất, đường mui do mối đắp, phân do mối đùn ra từ trong gỗ, các vết gặm trên gỗ, ụ đất do mối đắp trên nền hoặc khe tường... Cần phân biệt giữa đất đùn lên do mối hay do các loài động vật và côn trùng khác là ở chỗ đất do mối đắp kết dính chặt với nhau, chứ không bở rời như động vật khác.
- Nhà có sàn gỗ hay nhiều khung cửa, tủ bếp bằng gỗ ta phái thường xuyên kiểm tra . Về khung cửa ta phải lấy tuvit hoặc đục tách nẹp ra xem nếu thấy đường mối đi thì chứng tó nhà bạn có mối (đường mối đi là nếp đất đắp lên hoặc tạo thành lối mòn và ăn sâu vào gỗ) .

Nhân viên An phuc dang kiem tra
- Một việc cũng nên làm là định kỳ di chuyển, kiểm tra đồ đạc bằng gỗ và hộp carton đựng giấy, đồ vật hoặc quan sát khi quyét dọn vệ sinh ở các vị trí kín đáo. Nếu phát hiện thấy mối chạy thì chắc chắn trong nhà đã bị nhiễm mối.
- Công trình đã bị mối gây hại tương đối nặng khi thấy các hiện tượng sau: mối bay phân đàn từ các lỗ bay trong tường, trong gỗ; một số cấu kiện gỗ bị rỗng hoặc gãy đổ...


Duong moi di

Ta phái gọi ngay cho các công ty diệt mối đến kiểm tra và lên phương án diệt mối tận gốc, nếu mình tự xịt thuốc diệt côn trùng vào chố mình phát hiện ra mối là không được, làm như vậy sé diệt được một số mối thợ và mối lính chứ không diệt hết được cá tổ mốiLàm mối phát triến phá hoại mạnh hơn và lây lan sang nhiều diện tích khác .

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Công ty diệt mối tận gốc tại hà nội

Tại sao phải là diệt mối tận gốc? vì mối tuy nhỏ nhưng với nhưng với số lượng bầy đàn lớn nằm dưới lòng đất. Vì vậy chúng ta phải diệt tận ổ của chúng, diệt luôn cả mối vua mối chúa thì mới hết mối phá hại.
Diệt mối tận gốc cho nhà các hộ gia đình và các cơ quan tổ chức, công ty...
Quý khách cần diệt mối tận gốc

diet moi tan goc

Dịch vụ diệt mối tận gốc tại nhà siêu tốc, giá rẻ. Cung cấp các dịch vụ như sau:

 - Dịch vụ diệt mối tận gốc, diệt mối tận gốc.
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc cho nhà dân.
 - Dịch vụ dệt mối cho các công trình xây dựng.
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc cho nhà hàng.
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc cho khách sạn.
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc cho resort.
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc cho quán ăn.
 - Dịch vu diệt mối tận gốc cho văn phòng công ty.
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc phòng giao dịch.
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc cho tủ bếp.
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc cho cầu thang.
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc cho khung bao cửa...
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc cho sàn gổ.
 - Dịch vụ diệt mối tận gốc cho trần thạch cao.
  - Phòng mối cho công trình xây dựng.
 - Xử lý mối nền móng công trình xây dựng.

DIỆT MỐI TẬN GỐC CHUYÊN NGHIỆP:
 1. Qui trình điệt mối tận gốc của công ty chúng tôi:
+ Bước 1: Đặt mồi nhử để diệt mối tận gốc:
Cậy nơi có mối lên, làm ướt hộp mồi nhử mối sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối, trường hợp đường đi của mối giữa đường thì phải làm giá treo để cố định hộp. Số lượng hộp nhử mối tùy thuộc vào số đường mối ăn và diện tích cần diệt mối. Mối đường mối ăn có thể đặt 2 - 3 hộp hoặc nhiều hơn.
 
DAT HOP NHU MOI


+ Bước 2: Phun thuốc diệt mối tận gốc dạng bột:
Sau khi đặt mồi nhử từ 10-15 ngày tiến hành kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp có đường ăn của mối, đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp. Trước hết dỡ hộp nhử mồi, đổ hết các miếng mồi và những con mối trong hộp nhử vào 1 chậu khô, sau đó dùng thuốc bột PMC90 bơm đều lên các con mối trên bề mặt, miếng mồi cho đều rồi xếp lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp khử vào đúng vị trí ban đầu, 1 - 2 ngày sau khi mối rút hết về tổ thì dọn bỏ hộp.
RAC THUOCC VAO HOP NHU MOI

 + Bước 3: Phun thuốc diệt mối tận gốc dạng dung dịch:
Sử dụng hóa chất chuyên dùng dạng dung dịch phun trực tiếp vào đường mối đi, nơi bị mối tấn công nhằm tiêu diệt hết mối thợ còn lại và phun trực tiếp lên bề mặt các kết cấu bằng gỗ, chân tường, những nơi mối có thể di chuyển và tấn công nhằm ngăn chặn không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình. Thuốc diệt mối AGENDA, Thuốc diệt mối Mapsedan, Thuốc diệt mối lenfot, Thuốc diệt mối Mythic
 
THUOC AGENDA
THUOC MYTHIC

2. Cam kết chất lượng dịch vụ diệt mối tận gốc:
- Diệt mối, diệt côn trùng không hiệu qua xin hoàn tiền lại.
- Bảo hành dài hạn
- Đảm bảo không độc hại, an toàn vệ sinh môi trường.
- Hóa chất được cục bảo vệ thực vật cho phép lưu hành và sử dụng.

3. Qui trình cung cấp dịch vụ diệt mối tận gốc:
- Nhân viên kỹ thuật đến tận nơi quý khách để khảo sát thực tế và báo giá. (trong ngày)
- Ký kết hợp đồng, và tạm ứng. (trong ngày)
- Tiến hành triển khai dịch vụ. (từ 2-4 tuần)
- Khảo sát và nghiệm thu dịch vụ, thanh toán phí còn lại.

- Ký kết ghi nhớ bảo hành

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Cách diệt mối xông nhà

Mối là loại côn trùng hại gỗ rất mạnh. Hiện ở Việt Nam đã có tới 90 loại mối khác nhau, khi bị mối xâm nhập thì không chỉ có các loại gỗ, hàng hoá bị huỷ hoại mà ngay cả kiến trúc nhà ở, công trình cũng bị xuống cấp và có thể bị sụp lún.

Cách diệt mối xông nhà
Cach diet moi xong nha

 Ngoài ra, mối còn phá hoại cả một số vận dụng có thành phần xen-lu-lô làm như giấy, vải, chăn màn... Báo công nghiệp Việt Nam xin giới thiệu một số cách diệt mối an toàn và hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên vật liệu
Gồm hộp nhử mối, thuốc diệt mối DM 90 (có bán nhiều tại các Trung tâm phòng chống mối mọt của địa phương). Hộp nhử mối nếu không mua được thì có thể làm bằng bìa các tông kích thước rộng 12 cm, dài 28 cm bên trong có chứa các thanh gỗ thông trắng hoặc gỗ trám, bồ đề có kích thước dầy khoảng 1 cm, rộng 5 cm, dài 25 cm xếp khít với nhau. Tuyệt đôi không dùng những loại gỗ đã bị mốc hoặc đã từng bị mối xông. Nếu không có gỗ, có thể thay bằng bã mía khô hoặc chiếu rách.
Cách làm
Đối với những ngôi nhà đang sử dụng thì có thể diệt mối bằng cách dùng chất dẫn dụ có trong hộp thuốc nhử mối để nhử chúng tập trung lại một chỗ rồi phun thuốc. Khi ngấm thuốc, mối sẽ hoảng loạn, tìm đường về tổ và sẽ chết tại tổ. Số mối còn lại trong tổ cũng sẽ bị lây thuốc và chết. Để tiêu diệt triệt để mối tại các góc khuất của công trình, cần thực hiện việc phun thuốc xua đuổi để tiêu diệt, gồm các bước sau:
- Đặt hộp nhử mối:
Cach dat hop nhu moi

Đặt hộp nhử mối vào nơi đang có mối hoạt động, dùng đinh hoặc dây thép nhỏ để buộc cố định hộp nhử vào một chỗ. Để hộp nhử từ 15 đến 20 ngày, trong suốt quá trình này, tuyệt đối không được mở hộp ra xem hoặc động chạm vào hộp. Có thể nhìn thấy mối vào hộp bằng cách quan sát mép hộp nhử thấy có vết đất đắp lên có nghĩa là mối đang vào.
- Phun thuốc:
Thuoc bot PMC 90

 Khi thấy vết đắp đất đắp kín các kẽ hở của hộp nhử, lúc này có thể tiến hành phun thuốc: Bóc hộp nhử ra (sẽ thấy có rất nhiều mối ở trong đó), lấy thuốc bột DM 90 nhẹ nhàng rắc hoặc xịt vào những con mối ở trong hộp. Thuốc được xịt vào mối phải đều, tránh trường hợp con thì dính nhiều thuốc quá, con thì không bị dính thuốc. 100g thuốc DM 90 có thể phun xịt đủ cho hai hộp nhử. Khi phun thuốc xong, nhẹ nhàng đặt hộp nhử mối vào chỗ cũ để cho mối đã dính thuốc trở về tổ. Những con mối này sẽ mang theo thuốc trên mình về tổ, dẫn đến toàn bộ tổ mối bị tiêu diệt.
Lưu ý: phun thuốc vào nơi tiếp giáp giữa nền nhà với đáy hộp nhử để những con mối có ở đó dính thuốc trước khi chạy về tổ. Sau đó dùng tuốc nơ vít tách lần lượt thanh gỗ mồi trong hộp nhử để phun thuốc diệt mối.
Sau khi phun thuốc từ 3 -5 ngày, cần kiểm tra tất cả các điểm mối xuất hiện trong nhà một lần nữa, nếu thấy vẫn còn mối chứng tỏ ta làm chưa hoàn thiện và còn sót lại một tổ mối nào đó chưa bị tiêu diệt hết, cần làm lại lần nữa, nếu thấy không có mối sống hoạt động là đạt kết quả tốt, chỉ cần làm vệ sinh dọn bỏ tàn dư hộp nhử là được.
- Phun thuốc phòng chống mối
Thuoc diet moi mythic

Có tác dụng ngăn chặn sự xuất hiện từ bên ngoài xâm nhập vào


Chú ý: Để đảm bảo an toàn khi phun thuốc diệt mối, phải mang đồ bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, khẩu trang... Không nên để thuốc dây ra tay hoặc bay vào bể nước uống hay đồ ăn thức uống của người và gia súc gia cầm. Sau khi phun thuốc và dọn bỏ hộp nhử đã phun thuốc phải dọn vệ sinh, giặt sạch quần áo. Phế thải của quá trình diệt mối phải được chôn cách xa khu dân cư và nguồn nước, không được tuỳ tiện đốt hoặc vứt xuống cao, hồ

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Cách nào diệt mối chúa tận gốc hiệu quả nhất ?

Trong một tộc đoàn mối, mỗi nhóm cá thể thực hiện các chức năng riêng biệt được gọi là thành phần đẳng cấp. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các thành phần đẳng cấp. Một tộc đoàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau:


Mối vua và mối chúa: Mỗi tộc đoàn mối thường có 1 mối vua và 1 mối chúa, nhưng cũng có trường hợp trong một tộc đoàn mối có đến vài mối vua hoặc vài mối chúa.

Mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lao động, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Nếu diệt mối mà không diệt được “cỗ máy đẻ” này là chưa diệt tận gốc được tổ nối.

Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng, chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại. Đó là trở ngại lớn trong công tác diệt mối chúa tận gốc, diệt mối sinh học.

Để diệt mối chúa (diet moi chua) một cách triệt để và tận gốc cần xác định mối chúa nằm ở vị trí nào?

Mối chúa nằm sâu trong lòng đất không ra khỏi tổ mối, Chỉ có con mắt kinh nghiệm của kỹ thuật mới xác định được mối chúa nằm ở vị trí nào.

Nhiệm vụ của mối chúa là sinh đẻ thật nhiều để phát triển nòi giống, do vậy bị phá tổ hàng ngàn con mối lính sẽ ào ạt tấn công bảo vệ mối chúa tới cùng. Con mối chúa tuy béo tốt nhưng có điểm yếu là khi bị bắt ra khỏi ổ vài phút chúng chết liền.
Một ngày mối chúa đẻ 2000 quả trứng
Tác hại của mối đối với các công trình xây dựng:

-   Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí  hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...


-   Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để  diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối Chúa (diet moi sinh hoc).

-   Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để  diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để  diệt mối chúa và tổ mối.

-  Mối là loài có tổ chức chặt chẽ xếp theo sự phân cấp trong thành phần của tổ mối, bao gồm: Mối chúa, mối lính, mối thợ. Mối chúa không ra khỏi tổ mà nằm sâu trong lòng đất, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính, hằng ngày đẻ ra cả ngàn trứng, thường chúng ta chỉ thấy mối lính, mối thợ đi kiếm ăn. Nếu chúng ta chỉ diệt mối thợ, mối lính thì không bao giờ hết mối. Trong tổ mối còn một tập đoàn mối khá lớn do mối chúa tiếp tục sinh sản. Do đó muốn diệt tận gốc tổ mối thì phải diệt được mối chúa.

Cách diệt mối chúa hiệu quả nhất hiện nay Trung tâm đang áp dụng:

- Dùng thuốc trừ mối PMC90 (Thuốc trừ mối dạng bột) kết hợp với hộp nhử mối, để diệt mối tận gốc (cach diet moi chua tan goc) các tổ mối (loài mối nhà) mà không phải đào bới nền công trình, phạm vi xịt thuốc chỉ trong hộp nhử mối và toàn bộ lượng cá thể mối chết trong lòng đất nên không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của Quý khách.

Cách diệt mối chúa tận gốc (cach diet moi chua tan goc) thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Cách đặt hộp nhử diệt mối chúa


-  Tại những nơi có mối xuất hiện phá hoại, đặt các hộp nhử bên trong là gỗ có chất dẫn dụ để thu hút mối vào hộp mồi, thời gian nhử từ 08-12 ngày.

Kỹ thuật nhử mối chúa:  Đòi hỏi thật tỉ mỉ về cách xác định vị trí mối chúa cũng như cách đặt hộp nhử mối mới có thể thành công trong khâu nhử mối chúa.

Một số trường hợp tổ mối trong công trình được phân thành nhiều tổ phụ khi đó ta có thể nhử mối chúa vì lúc này tổ phụ nằm trên mặt đất tại chính vị trí tổ mối phụ.

Bước 2: Cách phun thuốc diệt mối chúa.


-  Phun thuốc PMC90 dạng bột vào lượng mối trong hộp, với loại thuốc đặc trị này không làm mối chết ngay tại chỗ mà khiến chúng bị dính thuốc mang về tổ làm lây nhiễm toàn bộ tổ mối đã đã được diệt tận gốc

Bước 3: Dọn vệ sinh kết thúc quá trình diệt mối tận gốc

-  Khoảng 5 ngày sau khi phun thuốc, ta tiến hành thu dọn, vệ sinh hộp nhử mối và kiểm tra kết quả

-  Để tiết kiệm chi phí, quí công ty, gia đình có nhu cầu có thể mua hộp nhử mối và thuốc diệt mối chúa PMC90 và tìm hiểu cách  diệt mối chúa và tổ mối trên các trang web chính thống để tự thực hiện.

Liên hệ đến trung tâm để được nhân viên kỹ thuật hướng dẫn chi tiết cách đặt hộp nhử mối chúa và cách  diệt mối chúa tận gốc bằng thuốc diệt mối sinh học. Quy trình xử lý mối chúa đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật cũng như kinh nghiệm. Đây cũng là câu trả lời lý giải cho vấn đề tại sao việc tự thực hiện cách  diệt mối chúa tận gốc không đạt kết quả.

-  Biện pháp tối ưu nhất nên sử dụng dịch vụ diệt mối chúa tận gốc của Trung tâm với uy tín và chất lượng, bảo hành miễn phí dài hạn. Không tốn nhiều công sức và chi phí cho việc xử lý nhiều lần.

Một số lưu ý khi thực hiện diệt mối chúa tận gốc

-  Phun thuốc vào nơi tiếp giáp giữa nền nhà với đáy hộp nhử để những con mối có ở đó dính thuốc trước khi chạy về tổ. Sau đó dùng tuốc nơ vít tách lần lượt thanh gỗ mồi trong hộp nhử để phun thuốc diệt mối.

-  Sau khi phun thuốc từ 3 -5 ngày, cần kiểm tra tất cả các điểm mối xuất hiện trong nhà một lần nữa, nếu thấy vẫn còn mối chứng tỏ ta làm chưa hoàn thiện và còn sót lại một tổ mối nào đó chưa bị diệt hết, cần làm lại lần nữa, nếu thấy không có mối sống hoạt động là đạt kết quả tốt, chỉ cần làm vệ sinh dọn bỏ tàn dư hộp nhử là được.


-  Để đảm bảo an toàn khi phun thuốc diệt mối, phải mang đồ bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, khẩu trang... Không nên để thuốc dây ra tay hoặc bay vào bể nước uống hay đồ ăn thức uống của người và gia súc gia cầm. Sau khi phun thuốc diệt mối chúa và dọn bỏ hộp nhử đã phun thuốc phải dọn vệ sinh, giặt sạch quần áo. Phế thải của quá trình diệt mối phải được chôn cách xa khu dân cư

>>Xem thêm: https://dietcontrungsinhhoc.com/cong-ty-diet-moi-tan-goc-tai-tphcm

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Đơn vị đạt danh hiệu dịch vụ uy tín chất lượng

PEST CONTROL VIỆT NAM là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực diệt & phòng chống côn trùng gây hại như mối mọt,muỗi…. với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hệ thống máy móc hiện đại, chúng tôi đang không ngừng nỗ lực đem đến cho quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất.

Dịch vụ diệt trừ mối - mọt và côn trùng gây hại khác bao gồm các loại hình cơ bản sau:
 Phòng chống - Diệt trừ Mối cho các Cơ Quan, Khách Sạn, Chung Cư, Trường Học, Thư Viện, Nhà Sách, Nhà Xưởng, Kho Hàng, Bến Bãi, Nhà Dân Dụng, Đền, Chùa, Nhà Thờ, Công Trình thủy lợi (đê bao, kênh dẫn nước…) diệt trừ Mối tận gốc.
  Xử lý nền móng (Mối) cho các công trình sắp, đang và sẽ thi công để đảm bảo an toàn cho cơ sở vật chất không bị mối tấn công sau khi công trình hoàn thiện và đưa vào hoạt động.
 Xử lý Mọt nông sản, gỗ và các loại Mọt khác.
 Khử trùng, xử lý các loại côn trùng, động vật gây hại như Ruồi, Muỗi, Gián, Kiến, Chuột, … bằng nhiều phương pháp tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất.
 Chuyên cung cấp các loại hóa chất, máy móc, thiết bị chuyên dùng.
  Nguyên tắc làm việc của PEST CONTROL VIỆT NAM.

  Khảo sát, tư vấn, thiết lập phương án diệt trừ, phòng ngừa, định giá theo  yêu cầu của   khách hàng  => hoàn toàn miễn phí.
 Kiểm tra theo định kỳ, tham mưu các biện pháp ngăn ngừa tốt nhất.
 Chế độ bảo hành, chăm sóc khách hàng tốt nhất.
 Với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, hóa chất giàu kinh nghiệm, thường xuyên được tập huấn, cập nhật kiến thức, phương pháp mới tại các nước tiên tiến.
 Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng và rất mong được hợp tác với Quý khách.


 QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ

PEST CONTROL VIET NAM


Tòa nhà N04 - P1609 Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: 04.32.21.21.666 - 043.21.21.888

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Tìm ra phương pháp mới để kiểm soát muỗi

Các nhà khoa học đã tìm ra triển vọng mới trong cách kiểm soát muỗi và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Swansea chỉ ra, loại nấm Metarhizium anisopliae có thể là chìa khóa để kiểm soát muỗi - nhân tố chính gây nên dịch bệnh sốt vàng da và sốt xuất huyết.
Tìm ra phương pháp mới để kiểm soát muỗi

Nấm Metarhizium anisoplia là loại nấm ký sinh trùng. Đa phần, chúng sẽ xâm nhiễm trực tiếp vào cơ thể côn trùng qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, qua quá trình tiếp xúc với thực vật bị nhiễm nấm, côn trùng sẽ bị nhiễm nấm qua đường hô hấp, cơ quan sinh dục hay phần lớn là biểu bì của chúng. Lúc này, sự tiếp xúc của côn trùng với bề mặt nấm sẽ đủ để giúp bào tử mọc mầm, xâm nhiễm vào bên trong cơ thể.
Tìm ra phương pháp mới để kiểm soát muỗi

Hình ảnh bào tử nấm đang sinh sôi trong cơ thể vật chủ
Theo nghiên cứu, tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và môi trường, thời gian để tiêu diệt côn trùng (muỗi) sau khi bị nhiễm nấm là từ 2 - 5 ngày hoặc vài tuần. Giáo sư Tariq Butt - người tham gia nghiên cứu cho biết: "Các phương pháp trước đây thường được sử dụng là dùng hóa chất tiêu diệt côn trùng nhưng mặt trái của nó là sẽ gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ đối với sức khỏe con người".
Bởi vậy, loại nấm này có thể được sử dụng làm "thuốc trừ sâu sinh học". Những bào tử nấm sẽ len lỏi vào trong ruột, cơ thể của côn trùng, kích hoạt một số gene để gây ra phản ứng dẫn đến cái chết cho chúng.
Ông cũng nói thêm, chúng tôi đã thử áp dụng phương pháp này và kết quả khá khả quan. Hy vọng rằng, tiếp tục nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm thấy nhiều phương pháp để kiểm soát côn trùng lây lan bệnh hơn.

Những động vật siêng nhất hành tinh

Bạn làm việc 8 tiếng một ngày và không ngớt kêu ca mình đang bị công việc vắt kiệt sức? Có thể bạn sẽ cảm thấy một chút xấu hổ nếu đem so khối lượng công việc của mình với công việc mà những con vật được trang Discovery liệt kê sau đây vẫn làm hàng ngày để “kiếm sống”.

Kiến – những công nhân chăm chỉ


Kiến là loài động vật có tổ chức xã hội chặt chẽ và sự phân công lao động rõ ràng. Mỗi thành viên trong một đàn kiến sẽ giữ một trách nhiệm riêng biệt. Kiến chúa chỉ có 1 nhiệm vụ duy nhất là sinh sản, còn kiến đực chỉ lo phần việc “hợp tác” với kiến chúa trong việc gia tăng dân số của đàn. Tuy nhiên, khác với kiến chúa có tuổi thọ đến 15-20 năm, những con kiến đực sẽ chết sau khi giao phối. Các thành viên khác trong một đàn kiến sẽ có nhiệm vụ duy trì hoạt động của cả đàn được suôn sẻ. Kiến thợ có nhiệm vụ chăm sóc và cho các ấu trùng kiến ăn cũng như lo việc dọn dẹp vệ sinh trong tổ kiến và đào thêm những đường hầm mới. Kiến kiếm ăn phụ trách việc tìm và mang thức ăn về tổ. Ngoài ra còn có những con kiến phụ trách bảo vệ an ninh khu vực quanh tổ, những con kiến lo việc trinh thám…Các đàn kiến đã trở thành một phần không thể thiếu trong một hệ sinh thái. Chúng giúp dọn dẹp xác chết của các sinh vật khác, hơn nữa, việc chúng đào những đường hầm trong lòng đất làm cho đất thoáng khí hơn.

Hải ly – thợ xây lành nghề
 
Hải ly là những kỹ sư xây dựng rất tinh thông và siêng năng. Chúng thường xây những con đập trên sông hoặc suối để tạo ra những cái ao nước làm chỗ sinh sống. Công việc xây dựng bắt đầu vào cuối mùa hè và diễn ra suốt mùa thu để làm tổ trú cho mùa đông. Chúng dùng những chiếc răng dài và nhọn để đốn ngã cây rồi lại tiếp tục rã thân cây ra nhiều mảnh nhỏ để dễ mang về chỗ cần xây tổ. Chúng sẽ xếp chồng những khúc cây này lên nhau cho tới khi tạo được một con đập. Nhưng công việc của chúng không dừng lại ở đó, sau đó chúng còn phải đào một cái hang làm chỗ trú và dự trữ thức ăn cho mùa đông dài. Mặc dù những công trình xây dựng của hải ly khiến nhiều nhà môi trường đau đầu vì những con đập này chặn dòng chảy tự nhiên của các dòng sông, suối, tuy nhiên công việc của chúng cũng có lợi cho một số loài động vật khác thường uống nước trên những cái ao mà chúng đã tạo ra.

Sư tử cái – những tay thợ săn cừ khôi
 
Trong vương quốc động vật, sư tử cái là điển hình cho mẫu “phụ nữ trụ cột trong gia đình”. Chúng không những mang thức ăn về cho gia đình mà còn đảm đương luôn nhiệm vụ nuôi nấng con của mình và chăm sóc luôn con của các bà mẹ khác ở trong đàn. Trong khi sư tử đực được xem là một biểu tượng của sức mạnh và niềm kiêu hãnh, có nhiệm vụ bảo vệ gia đình khỏi những kẻ săn mồi khác, thì sư tử cái lại đảm đương phần việc đi săn đầy khó khăn. Vì không có cái bờm làm vướng víu và dễ khiến cho con mồi phát hiện, nên sư tử cái có thể âm thầm theo dõi sát con mồi trước khi tấn công mà không bị phát hiện. Những nữ hoàng hoang mạc này thường đi săn về đêm, và ở chúng thể hiện mạnh mẽ cái gọi là “nữ quyền” khi các con cái phối hợp với nhau phục kích và hạ sát con mồi.

Chó rừng châu Phi – những tên đồ tể
 
Những tên đồ tể trên các hoang mạc châu Phi này có một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái bởi chúng giúp loại bỏ các con vật bị ốm hoặc bị thương, giúp duy trì sự cân bằng và cải thiện các loài bị chúng săn mồi. Khi săn mồi, chúng luôn làm việc theo nhóm; một vài con sẽ tiến lên phía trước tiếp cận con mồi trong khi những con khác yểm trợ phía sau. Khi những con phía trước đã mệt thì những con khác sẽ lên thay thế. Nhờ làm việc theo nhóm mà hiếm khi chúng để sổng con mồi. Theo quan sát của các chuyên gia tại sở thú San Diego, tỉ lệ thành công trong các cuộc đi săn của loài này là từ 70 – 90%, trong khi sư tử chỉ có 30 – 40%.

Chim bowerbird – những nhà trang trí nội thất tinh tế
 
Những con chim trống của loài này là những nhà trang trí nội thất đầy tài hoa. Chúng không chỉ xây tổ mà còn bỏ rất nhiều công sức để trang trí cho cái tổ hòng thu hút sự chú ý của các cô nàng. Khi thiết kế nội thất, chúng sẽ sắp xếp những viên sỏi, những vỏ sò, những cánh hoa sặc sỡ hay những thứ linh tinh khác mà chúng kiếm được để trang hoàng cho cái tổ thật bắt mắt. Theo một nghiên cứu mới đây thì các nhà khoa học còn khẳng định rằng những con chim trống không những trang trí tổ cho đẹp mà cách thiết kế và trang hoàng của chúng còn làm cho cái tổ và cả anh chàng đa tài trông lớn hơn so với kích thước thật. Vì sự cạnh tranh trên tình trường của loài này khá gay gắt, một nàng có đến vài chàng theo đuổi, nên cũng chẳng trách những anh chàng này phải tận dụng mọi “chiêu thức” mới mong có được “người đẹp”.

Cá Wrasse – bác sỹ thẩm mỹ
 
Nhiều loài sinh vật sống ở các rạn san hô rất biết ơn loài cá siêng năng này vì nhờ chúng mang lại cho 1 cuộc sống sạch sẽ hơn. Với thân hình nhỏ nhắn chỉ khoảng 5-7cm, loài cá này dành cả ngày trời để cọ rửa các loài ký sinh và những mảnh vảy chết cho các loài cá sống quanh nó. Nó làm việc rất tận tâm và cẩn thận, tỉ mỉ làm sạch vây, đuôi và cả răng miệng. Nhiều khách hàng của chúng là những con cá rất to và thường là những kẻ săn mồi nguy hiểm. Tuy nhiên, lợi ích của công việc mà loài cá nhỏ bé này mang lại cho chúng quan trọng đến nỗi chúng sẵn sàng bỏ một bữa ăn nhẹ để có được dịch vụ vệ sinh đáng giá hơn nhiều. Dĩ nhiên công việc của loài cá này không phải hoàn toàn là “từ thiện vì lợi ích cộng đồng”, đổi lại những sản phẩm thu được khi dọn dẹp là thức ăn cho chúng. Một bên được vệ sinh sạch sẽ, còn 1 bên được no bụng, vậy là đôi bên cùng có lợi.

Mối – chuyên gia phá hủy
 
Khi nghe tới tên của loài này, bạn sẽ nghĩ ngay tới sự phá hoại. Tuy nhiên, loài côn trùng nhỏ xíu này có một vai trò rất quan trọng ngoài tự nhiên.Mối cũng là loài sống theo đàn và có tổ chức xã hội tương tự loài kiến. Trong đó, những con mối thợ (thân màu trắng) là nhóm công nhân chịu trách nhiệm tìm kiếm những nguồn gỗ mới. Chúng còn có nhiệm vụ đào hang trong những khối gỗ này và chăm sóc mối non. Mối lính là những con mối trưởng thành hơn, chúng có thân mình màu vàng nâu và cái miệng màu đen. Trách nhiệm chính của chúng là bảo vệ đàn của mình khỏi những kẻ thù khác như kiến hoặc những đàn mối cạnh tranh. Những con mối có cánh trong đàn là những con giữ trách nhiệm phân chia và bắt đầu gây dựng một đàn mối mới. Trong khi mối là nỗi kinh hoàng của mọi gia đình, và mỗi năm người ta lại chi hàng triệu đôla chỉ để tống khứ hoặc hạn chế sự xâm lăng phá hoại của chúng trong nhà, thì ngoài tự nhiên, chúng giúp phân rã những thân cây mục làm đất tơi xốp màu mỡ và lấy chỗ trống cho những cây non mọc lên.Diệt mối

Giun đất – nông dân chăm chỉ
 
Những con giun đất trông thật đơn giản, thế nhưng Charles Darwin đã dành hàng chục năm nghiên cứu về chúng và nói rằng chúng đóng một vai trò sống còn trong lịch sử thế giới của chúng ta. Và Darwin không phải là người duy nhất trân trọng vai trò của loài này, mà những ai đã từng ủ phân trộn đều biết lợi ích của chúng. Giun đất là những nông dân tuyệt vời của tự nhiên, chúng cần mẫn ngày đêm cày tơi đất, nhờ vậy mà đất tơi xốp, thoáng khí, giúp nước luân chuyển dễ dàng. Phân giun đất còn là một nguồn dinh dưỡng cho đất bởi chúng giàu đạm, canxin và các khoáng chất khác, là một phần không thể thiếu trong một hệ sinh thái khỏe mạnh. Sự hiện diện của giun đất là dấu hiệu cho biết một vùng đất có sạch và khỏe hay không.

Chim cánh cụt hoàng đế - những ông bố bà mẹ tận tụy
 
Ai đã từng xem bộ phim tài liệu “March of the Penguins” – một thiên anh hùng ca bi tráng về loài chim cánh cụt hoàng đế - đều bị chinh phục hoàn toàn bởi công sức lớn lao mà loài này bỏ ra để duy trì nòi giống. Vào tháng 4 hàng năm loài chim này sẽ thực hiện một chuyến đi đầy gian lao từ bờ biển đến sâu trong đất liền cách đó khoảng 80 km chỉ để sinh nở. Sau khi chim mái đẻ 1 quả trứng duy nhất, nó sẽ chuyển sang cho con đực trông giữ và trở lại biển tìm thức ăn. Chim đực từ lúc này sẽ trở thành một ông bố tận tụy với một nhiệm vụ duy nhất là giữ quả trứng trên chân và dùng thân mình để ấp nó trong suốt 64 ngày đêm cho tới khi trứng nở. (Những ông bố nào vụng về để trứng rơi xuống mặt băng lạnh giá sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội làm cha của mình.) Khi chim non vừa chào đời, chim bố sẽ bón cho chúng ăn bằng chất dịch tiết ra từ thực quản của mình cho tới khi chim mẹ quay lại. Khi chim mẹ quay lại, chúng sẽ đổi phiên chăm sóc con và lúc này chim bố mới trở lại biển để kiếm thức ăn lần đầu tiên sau hơn 4 tháng ấp trứng. Đến tháng 12 – mùa hè ở Bắc Cực – băng tan để lộ mặt nước, cũng vừa lúc chim non có thể tự bơi và kiếm thức ăn cho riêng mình.

Ong mật – những nhân viên đoàn kết
 

Những sinh vật nhỏ bé này chịu trách nhiệm chính trong một ngành kinh doanh trị giá nhiều triệu đôla. Các sản phẩm từ loài này như sáp ong, mật ong, và việc chúng thụ phấn chéo cho các vụ mùa hàng năm đã sinh lợi nhuận hơn 100 triệu đôla chỉ tính riêng ở Mỹ. Tổ chức của một đàn ong cũng giống như trong một công ty lớn, trong đó giám đốc điều hành chính là ong chúa. Nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của bà ta là làm tăng số lượng của đàn ong để đảm bảo rằng “công ty” của mình luôn luôn có một đội ngũ lao động đông đúc. Những con ong thợ sẽ chịu trách nhiệm việc kiếm và đem về tổ những nguồn dinh dưỡng cần thiết như mật hoa. Khi về đến tổ chúng sẽ chuyển giao những gì thu được cho một nhóm ong thợ khác chuyên nhiệm vụ sản xuất mật ong. Nhóm này chủ yếu là những con ong cái, chúng sẽ “nhai lại” nhiều lần số mật hoa thu được với mục đích loại bỏ tối đa nước có trong đó. Đây chính là cách chúng làm mật ong. Ngoài nhiệm vụ sản xuất mật, những con ong này còn chịu trách nhiệm điều hòa nhiệt độ cho tổ của mình. Chúng làm việc quần quật cả ngày mà không hề tỏ ra bất bình. Ong mật thật xứng đáng nhận danh hiệu là loài vật siêng nhất trên hành tinh của chúng ta.

Trồng rau trong vườn nhà

>> Diệt mối tại Hà Nội
>> Diệt mối giá rẻ
1. Tại sao nên trồng rau?


Bắt đầu công việc trồng rau tại vườn nhà là một cách đơn giản, hiệu quả giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền khi chi tiêu và đặc biệt khi ăn rau bạn hoàn toàn có thể yên tâm, rằng loại rau đó không chứa thuốc trừ sâu và chất tàn dư thực vật.
Hơn thế nữa, đây cũng là thú tiêu khiển lý tưởng trong quỹ thời gian nhàn rỗi cũng như giúp giảm stress. Bạn có thể làm vườn cùng người thân, lũ trẻ sau một ngày làm việc căng thẳng để thư giãn.
2. Lựa chọn loại cây trồng
 Trồng rau trong vườn nhà 

Lời khuyên dành cho bạn là hãy xác định xem lượng rau cần đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình bạn là bao nhiêu? Nếu gia đình bạn có đông thành viên thì hãy cố gắng tận dụng tối đa số đất trong vườn mà bạn có, và ngược lại nếu ít người thì chỉ cần trồng lượng rau đủ ăn để tránh sự lãng phí.

Khi lựa chọn loại rau thích hợp theo mùa vụ, bạn nên quan tâm những loại rau thơm, rau gia vị vì nó có thể sử dụng được trong nhiều món ăn khác nhau, có thể trồng luân canh từ mùa này sang mùa khác. Ví như cà chua, ớt, hành, ngò…

Bên cạnh đó, cũng nên dựa trên diện tích đất vườn nhà bạn đang có để lựa chọn loại cây. Nếu diện tích vườn lớn, bạn có thể trồng loại rau nào bạn muốn, nhưng nếu diện tích chật hẹp thì nên chọn loại rau thân nhỏ, tán nhỏ hoặc các loại rau ăn lá.
3. Lưu ý khi chăm sóc
Trồng rau trong vườn nhà 

Vấn đề diện tích lớn hay nhỏ của khu vườn không quan trọng bằng việc cây cối phát triển tốt tươi như thế nào trên mảnh đất ấy. Những yếu tố cần thiết sau sẽ giúp bạn thành công:

Ánh nắng: Hầu hết các loại rau đều cần 6-8 giờ nhận được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, ngược lại thiếu ánh sáng cây xanh sẽ không thể tươi tốt, dễ mắc bệnh, tàn, úa.

Nước: Bên cạnh ánh nắng, nước là nhân tố không thể thiếu trong quá trình trồng trọt. Hãy chắc chắn  lượng nước bạn cần để tưới cây phải luôn đủ và dồi dào.

Đất: Đất màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng là hệ lụy gián tiếp giúp cây xanh tươi tốt, phát triển toàn diện. Vậy nên bạn cần chú ý đến khâu làm đất ngay từ trước mùa vụ trồng cây.
4. Thử nghiệm đất
Trồng rau trong vườn nhà 

Như trên đã nói bạn cần quan tâm chăm sóc và kiểm tra đất trước khi trồng cấy. Nên bón thêm các loại phân vi sinh cho đất để tăng độ màu mỡ.

Để kiểm nghiệm độ màu mỡ của đất trước hết bạn hãy dùng tay nắm một nắm đất, hãy nắm thật chặt nếu bạn thấy tay bị ướt do đất có nhiều nước thì chứng tỏ bạn cần bổ sung thêm phân hữu cơ và vi sinh cho đất vì đấy là loại đất nghèo chất dinh dưỡng.

Tiếp đó hãy thả bàn tay ra nếu đất không liên kết thành khối mà rời rạc nhau ra thì chứng tỏ đấy là loại đất có nhiều cát. Còn nếu đất kết dính vào nhau thành khối khá chắc chắn thì đó là loại đất nhiều bùn. Còn nếu đất tơi xốp khi bọn dùng tay bóp thì là loại đất tốt, màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng.
5. Nên lựa chọn đa dạng
Trồng rau trong vườn nhà 

Khi lựa chọn rau xanh và trái cây cho thực đơn ăn uống thường ngày bạn cũng được khuyến khích hãy lựa chọn chúng một cách đa dạng để bổ sung các vi chất và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể. Vì thế khi chọn giống rau bạn cũng nên chọn đa dạng các loại rau để làm phong phú thêm cho bữa ăn gia đình.

Có những loại rau ưa ánh nắng, ưa nước nhưng cũng có loại có thể trồng trong nhà, ở nơi ít ánh sáng...

Việc trồng nhiều loại rau khác nhau còn giúp bạn có thể luân phiên thu hoạch và luôn đảm bảo đủ lượng rau ăn mỗi ngày.
6. Hiểu về đặc tính từng loại rau
 Trồng rau trong vườn nhà 

Đất, nước, ánh sáng là những yếu tố chung nhất và quan trọng nhất đối với cây trồng, nhưng điều này không có nghĩa mọi loại rau đều cần lượng nước, lượng ánh sáng như nhau.

Ví như loại rau gieo hạt thì cần rất ít nước để tránh bị ngập úng và thối hạt.
7. Thu hoạch đúng thời điểm
Trồng rau trong vườn nhà 

Ngoài các kỹ thuật gieo cây, nuôi trồng thì lựa chọn thời điểm thu hoạch hợp lý cũng là điều bạn cần phải biết, bởi thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn đều khiến thành phẩm không giữ nguyên được hương vị và giá trị dinh dưỡng.

Tuy vậy, nguyên tắc chung và dễ dàng nhất để bạn thu hoạch là hãy bằng mắt thường quan sát xem loại rau đó đã đến thời điểm thu hoạch chưa.
8. Phòng ngừa sự xâm hại của côn trùng, sâu bệnh
Trồng rau trong vườn nhà 

Với những loại phá hoại mùa màng như côn trùng, chuột bạn có thể dùng lưới mắt cáo quây xung quanh khu vườn. Với những loại nấm, sâu bệnh thì hãy dùng loại thuốc trừ sâu bệnh để tiêu diệt.

Hãy hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia giống cây trồng về vấn đề này.

Một cách thủ công khác là bạn có thể dùng tay để bắt sâu hoặc loại trừ những con bọ cánh cứng gây bệnh.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Côn trùng săn mồi có lợi cho nông trại

Những loài sâu bọ phá hoại gây thiệt hàng triệu đôla cho nông dân mỗi năm đồng thời là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu hóa học, mà cuối cùng nhiều loại sâu bọ trở nên miễn dịch với những loại thuốc này.
Tuy nhiên, một giải pháp hiệu quả, sạch, thân thiện với môi trường và có tác dụng lâu dài chính là việc sử dụng ong bắp cày, ruồi, ruồi, bọ rùa và các loài săn mồi khác thường ăn sâu bọ hại cây trồng.
Các nhà khoa học và người nông dân đang tìm cách sử dụng hiệu quả hơn thứ vũ khí “lợi hại” này qua việc thay đổi phong cảnh để tạo ra môi trường sống phù hợp cho những loài ăn sâu bọ hại cây, khuyến khích chúng làm tổ hoặc nhà tại các nông trại.

Rebecca Chaplin-Kramer, tiến sĩ thuộc Đại học California, Berkeley, đã công bố kết quả của nghiên cứu “kiểm soát sinh học” tuần trước tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội sinh thái học Hoa Kỳ tại Albuquerque, New Mexico.DIỆT MỐI
Việc mở rộng và khuyến khích môi trường sống cho các loài ăn sâu bọ không có tác dụng ngay lập tức đối với việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng nó có tác dụng lâu dài, vì những đàn hoặc nhóm loài ăn sâu bọ có thể phát triển không ngừng, Chaplin-Kramer cho biết.
Sử dụng phương pháp này cũng tiết kiệm chi phí. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ ước lượng rằng nông dân sử dụng hơn 30 tỷ đôla Mỹ mỗi năm cho việc kiểm soát sâu bọ - và chi phí này vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Tuy vậy, sâu bọ vẫn làm thất hoát hơn 1/3 lượng cây trồng tiềm năng. Thêm vào đó, hơn 500 loài sâu bọ hại cây đã có thể kháng lại những chất hóa học được sử dụng để kiểm soát chúng.
Loài săn sâu bọ
Những nghiên cứu trước đây cho thấy địa hình đa dạng là tiền đề cho những cộng đồng loài săn mồi lớn hơn. Nhưng rất khó để đánh giá tác động mà người nông dân thực sự quan tâm: khả năng kiểm soát của những loài săn sâu bọ hại cây trồng.
Chaplin-Kramer đang hy vọng sẽ giải quyết được nghi vấn này.
Bà đã công tác thực tế tại Thung lũng Salinas của California từ 2006, đánh giá khả năng kiểm soát sâu bọ hại cây trồng của những cộng đồng loài săn mồi trong phạm vi nông trại và những khu vực xung quanh.
Chaplin-Kramer chuyên nghiên cứu rệp vừng bắp cải, dịch bệnh của nhiều loại cây trồng bông cải xanh đồng thời là con mồi ưa thích của ruồi syrphid.
Đầu tiên bà khảo sát một số nông trại thí nghiệm trộn lẫn cây trồng với hàng rào cây, cỏ dại, và thậm chí cả dải hoa hoặc thực vật được thiết kế để thu hút các loài côn trùng săn mồi. Những vị trí khác chỉ có những hàng cây bông cải xanh.
Tuy nhiên việc đánh giá vai trò của môi trường sống đối với kiểm soát sâu bọ có thể gặp nhiều khó khăn, vì một loạt các yếu tố, ví dụ như biến đổi thời tiết, có thể ảnh hưởng đến số lượng rệp vừng xuất hiện tại một cánh đồng.
Một giải pháp hiệu quả, sạch, thân thiện với môi trường và có tác dụng lâu dài chính là việc sử dụng ong bắp cày, ruồi, ruồi, bọ rùa và các loài săn mồi khác thường ăn sâu bọ hại cây trồng. (Ảnh: NationalGeographic)
Bà giải thích: “Những khảo sát không thực sự nói lên hết bức tranh toàn cảnh. Nếu một vị trí có ít sâu bọ hại cây, thì liệu là do các loài săn mồi hoặc chỉ đơn giản là chúng không xuất hiện?”
Chaplin-Kramer đặt những cây bông cải xanh bị nhiễm rệp vừng vào các lồng kín và mở. Lồng mở cho phép các loài săn mồi tự nhiên kiểm soát sâu bọ, trong khi lồng kín cho phép rệp vừng sống hoặc chết phụ thuộc duy nhất vào điều kiện môi trường.
Những lồng này được đặt trong nhiều môi trường khác nhau từ những môi trường tự nhiên, đa dạng đến các cánh đồng độc canh.
Kết quả cho thấy khả năng kiểm soát sâu bọ được cải thiện đáng kể khi những cộng đồng loài săn mồi phát triển trong khu vực tự nhiên quanh một cánh đồng. Nếu không có vùng tự nhiên xung quanh, người nông dân vẫn có thể thu được những lợi ích cần thiết bằng cách hình thành những cánh đồng phức tạp.
“Địa hình tự nhiên cho thấy khả năng kiểm soát sâu bọ gấp 5 lần so với địa hình nông nghiệp vào đầu mùa”, Chaplin-Kramer cho biết.
“Vào cuối mùa, trong khu vực nông nghiệp, những nông trại được canh tác đa dạng hơn có tỷ lệ kiểm soát sâu bọ gấp 4 lần những nông trại đơn giản”.
Nghiên cứu cũng cho thấy những loài săn sâu bọ thường đến các nông trại muộn hơn một chút trong mùa trồng trọt. Điều này cho thấy môi trường tại nông trại có thể là yếu tố kiểm soát rệp vừng thời kỳ đầu, và thuốc trừ sâu hoặc các biện pháp có thể sẽ cần thiết để ngăn sâu bọ hại cây đạt được những lợi thế khó đảo ngược.
Đồng thời, khả năng kiểm soát của những khu vực địa hình thân thiện nhất với các loài săn mồi có thể bị ảnh hưởng xấu bởi các yếu tố tự nhiên, ví dụ như nhiệt độ và độ ẩm.
Bạn của nông dân?
Những kết quả này vẽ ra một viễn cảnh đầy hứa hẹn nhưng cũng rất phức tạp, như nhiều nông dân nhận định.
Phil Foster, người điều hành Pinnacle Organics tại San Juan Bautista và Hollister, California, đã làm việc với Chaplin-Kramer trong nghiên cứu này. Ông thường trồng 30 hoặc 40 loại cây khác nhau. Ông cũng xoay vòng các giống cây và trồng các hàng rào cây thân thiện với loài săn mồi
Ông cho biết: “Tôi phát hiện rằng toàn bộ hệ thống nông trại có vai trò khá quan trọng. Chúng tôi đang ở mùa sản xuất sản phẩm hữu cơ thứ 20, và đối với chúng tôi đó luôn luôn là một quá trình học hỏi không ngừng”.
Cánh đổng rau diếp của Foster là một ví dụ về việc làm thế nào ông khiến các loài săn sâu bọ cảm thấy như ở nhà.
Ông nói: “Có thể 5 đến 8% diện tích được dành cho những thực vật như cây thì là và cây rau mùi, những loài cây có khả năng thu hút những loài côn trùng có lợi như ruồi syrphid trưởng thành và ong bắp cày ký sinh”.
Foster không thu hoạch những loại thảo mộc này mà trồng chúng chỉ để thu hút các loài săn sâu bọ - mặc dù ông cũng cân nhắc khả năng kết hợp thì là và dưa chuột để tạo ra dưa góp.
Steve Stevens, một nông dân trồng cotton phải đối mặt với rệp vừng, mặc dù không điều hành một cơ sở cây trồng hữu cơ nhưng cũng phụ thuộc vào các nguồn tự nhiên để kiểm soát sâu bọ hại cây.
“Chúng tôi có gắng không phun thuốc cho đến khi bắt buộc phải làm vậy,” ông cho biết, “vì chúng tôi việc giữ những côn trùng có lợi càng lâu càng tốt”.
Stevens giả thích đối với ông, những loài côn trùng săn mồi cung cấp một phương pháp tăng cường “quản lý khả năng chống chịu”.
“Nếu chúng tôi tiếp tục lạm dụng một số loại thuốc trừ sâu, thì các loài sâu bọ gây hại sẽ kháng lại thuốc trừ sâu đó”.
Giải pháp không toàn diện
Những mặt hạn chế của thuốc trừ sâu là lý do khiến việc kiểm soát sinh học thu hút được sự chú ý, theo Robert Wiedenmann, trưởng khoa côn trùng học Đại học Arkansas.
Ông thêm vào: “Đồng thời, không có sự nhất trí chung về kiểm soát sinh học, vì vẫn chưa có kiến thức chung về lĩnh vực này. Đây không phải là một phương pháp dễ hiểu và ứng dụng, do đó hạn chế rất nhiều tính năng của nó”.
Tuy nhiên cũng có một số mặt trái.
“Rất nhiều kẻ thù tự nhiên, đặc biệt là ký sinh vật của côn trùng, thường khá cụ thể. Chúng sẽ không tạo ra lợi ích đối với tất cả các loài sâu bọ, một lợi ích chúng tương tự như những gì một loại thuốc trừ sâu có thể cung cấp. Một môi trường sống rất có lợi khi đối phó với rệp vừng có thể không có lợi ích gì khi phải đối phó với sâu”.
Đó là lý do tại sao Wiedenmann nhấn mạnh rằng kiểm soát sinh học, mặc dù rất hứa hẹn, không phải là giải pháp toàn diện và triệt để.
Tuy nhiên, ông tin rằng nó có thể là một giải pháp quan trọng về lâu về dài, có tiềm năng tạo ra môi trường nông trại với khả năng kiểm soát sâu bọ tự nhiên hoạt động theo chu kỳ mỗi mùa.
Ông kết luận: “Tương lai của kiểm soát sâu bọ kết hợp sẽ không chỉ dựa trên thuốc trừ sâu, hoặc chờ đến vấn đề nảy sinh rồi mới cố gắng tìm cách giải quyết”